Tại Điều 52 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về các cá nhân có thể trở thành người giám hộ đương nhiên của người được giám hộ là người chưa thành niên. Việc xác định người giám hộ đương nhiên được xem xét lần lượt theo ba thứ tự, theo đó, trường hợp không có cá nhân có thể trở thành người giám hộ đương nhiên ở thứ tự trước mới chuyển xuống xem xét thứ tự kế tiếp sau. Và trong mỗi thứ tự cũng có sự ưu tiên lần lượt. Có 03 thứ tự xác định người giám hộ đương nhiên, cụ thể:
Thứ nhất: (1) Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả, (2) Anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo hoặc có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác.
Thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc theo thỏa thuận của những người này cử một hoặc một số người trong số họ.
Thứ ba: Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
Điều 52 của Bộ luật Dân sự năm 2015 kế thừa quy định của Điều 61 Bộ luật Dân sự năm 2005. So với Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 52 của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tách trường hợp giám hộ đương nhiên của ông, bà nội ngoại thành một thứ tự riêng và bổ sung thêm yếu tố thỏa thuận khi xác định người giám hộ.
Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338
-
Áp dụng Bộ luật dân sự (Điều 4)
05/06/2024 -
Áp dụng tập quán (Điều 5)
05/06/2024 -
Áp dụng tương tự pháp luật (Điều 6)
05/06/2024 -
Căn cứ xác lập quyền dân sự (Điều 8)
04/06/2024 -
Thực hiện quyền dân sự (Điều 9)
04/06/2024