Language:

Căn cước công dân

Hiện tại thủ tục hành chính nào bắt buộc phải xin giấy xác nhận cư trú?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, để hướng tới một Chính phủ số, cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian, khi người dân tham gia các giao dịch và thực hiện các thủ tục hành chính chỉ cần xuất trình một loại giấy tờ
Luật Căn cước có hiệu lực thì căn cước công dân và chứng minh nhân dân còn giá trị không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng thuộc Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Quốc hội đã thông qua Luật Căn cước, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Về quy định chuyển tiếp quy định tại Điều 46 Luật Căn cước nêu rõ, thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
Cán bộ công an yêu cầu phải xuất trình giấy khai sinh mới xem xét giải quyết việc bổ sung, điều chỉnh ngày, tháng trong giấy tờ cá nhân
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, việc xác định nội dung đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch và Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.
Luật Cư trú năm 2020
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Cư trú năm 2020 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2020. Luật này quy định về việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; việc đăng ký, quản lý cư trú; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú.
Luật Căn cước năm 2023
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Căn cước năm 2023 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023. Luật này quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Luật này áp dụng đối với công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Những điểm mới của Luật Căn cước năm 2023
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, ngày 27/11/2023 Quốc hội thông qua Luật Căn cước năm 2023. Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, Luật căn cước có những điểm mới như: Đổi tên thẻ Căn cước công dân thành thẻ căn cước; bỏ thông tin về quê quán, vân tay và đặc điểm nhận dạng trên thẻ Căn cước; mỗi công dân Việt Nam được được cấp 01 căn cước điện tử; bỏ CMND từ ngày 01/01/2025…
Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước. Nghị định này quy định chi tiết khoản 26 Điều 9, khoản 11 Điều 10, khoản 4 Điều 12, khoản 2 Điều 16, khoản 5 Điều 16, khoản 6 Điều 22, khoản 5 Điều 23, khoản 5 Điều 25, khoản 6 Điều 29, khoản 6 Điều 30 của Luật Căn cước và việc quản lý, vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân, xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân. Nghị định này áp dụng đối với công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam (sau đây gọi là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch); cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.