Language:

Luật hoà giải đối thoại tại toà án

Theo Điều 40 Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án thì mức thù lao cho Hoà giải viên từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng trên vụ việc, Tòa án ấn định mức thù lao đối với từng vụ việc ra sao?
Vướng mắc: Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 16/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp, việc quản lý, sử dụng chi phí hoà giải, đối thoại tại Toà án và thù lao Hoà giải viên tại Toà án đối với các vụ, việc chấm dứt hoà giải, đối thoại theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án thì mức thù lao cho Hoà giải viên là từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng/vụ việc. Vậy, Tòa án ấn định mức thù lao đối với từng vụ việc cụ thể như thế nào?
Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án năm 2020
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án năm 2020 được Quốc hội thông qua ngày 16/06/2020. Luật này quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải, đối thoại tại Tòa án; quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Tòa án, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án; trách nhiệm của Tòa án trong hoạt động hòa giải, đối thoại; trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại và công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án. Hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật tố tụng Hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hoà giải đối thoại tại toà án
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật tố tụng Hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hoà giải đối thoại tại toà án. Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Bộ luật số 45/2019/QH14, Luật số 59/2020/QH14, Luật số 13/2022/QH15, Luật số 19/2023/QH15, Luật số 34/2024/QH15 và Luật số 46/2024/QH15; Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 55/2019/QH14 và Luật số 34/2024/QH15; Luật Tư pháp người chưa thành niên số 59/2024/QH15; Luật Phá sản số 51/2014/QH13 và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án số 58/2020/QH14. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân khu vực thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ để bảo đảm việc áp dụng pháp luật nghiêm chỉnh và thống nhất.”.