Language:

Công dân

Tước một số quyền công dân (Điều 44)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tước một số quyền công dân là một trong các loại hình phạt được quy định rất sớm trong luật hình sự Việt Nam. Với tính chất là một hình phạt bổ sung, tước một số quyền công dân là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước được quy định trong Bộ luật Hình sự do Tòa án áp dụng đối với người bị kết án tù có thời hạn về một trong những tội được Bộ luật Hình sự quy định với nội dung không cho họ sử dụng một hoặc một số quyền công dân quan trọng nhất định nhằm ngăn ngừa họ sử dụng các quyền đó để phạm tội.
Hiến pháp năm 2013
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013. Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Xây dựng Hiến pháp năm 2013
Luật Căn cước năm 2023
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Căn cước năm 2023 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023. Luật này quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Luật này áp dụng đối với công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật Tiếp công dân năm 2013
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Tiếp công dân năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2013. Luật này quy định về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân. Việc tiếp đại diện của cơ quan, tổ chức đến khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, tiếp người nước ngoài đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện như đối với tiếp công dân.
Những điểm mới của Luật Căn cước năm 2023
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, ngày 27/11/2023 Quốc hội thông qua Luật Căn cước năm 2023. Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, Luật căn cước có những điểm mới như: Đổi tên thẻ Căn cước công dân thành thẻ căn cước; bỏ thông tin về quê quán, vân tay và đặc điểm nhận dạng trên thẻ Căn cước; mỗi công dân Việt Nam được được cấp 01 căn cước điện tử; bỏ CMND từ ngày 01/01/2025…