Luật sư Đặng Văn Cường và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, pháp luật cho phép người dân được quyền bắt người phạm tội quả tang, tuy nhiên phải biết rõ đó là người đang thực hiện hành vi phạm tội, cụ thể ở đây là đang trộm cắp tài sản.
Phòng vệ chính đáng
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự năm 2015. Quy định về “phòng vệ chính đáng” được mô tả tại Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015, còn quy định về “gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội” được mô tả tại Điều 24 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đây là 02 điều luật giải thích rõ thế nào là phòng vệ chính đang và thế nào là gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội. Còn trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, được hiểu là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người đang có hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của bản thân hoặc của người khác khi việc chống trả rõ ràng là quá sức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mục đích nguy hiểm của hành vi xâm hại mà nạn nhân đang thực hiện.
Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, theo quy định của bộ luật hình sự thì tội phạm là "hành vi" chứ không phải là "con người". Ai cũng có thể có hành vi tốt, hành vi xấu, hành vi phù hợp với quy định của pháp luật và những hành vi không phù hợp với quy định của pháp luật, thậm chí vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lý, nếu hành vi là nguy hiểm cho xã hội thì có thể được xác định là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Phòng vệ chính đáng" tại Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, hiện tượng dùng vũ lực giải quyết va chạm giao thông thể hiện “văn hóa tham gia giao thông” của một bộ phận người dân rất đáng báo động. Thay vì giải quyết mâu thuẫn va chạm bằng cách giải quyết nhẹ nhàng hoặc gọi cho cơ quan chức năng, thì họ chọn phương thức giải quyết “tự xử”, kiểu giải quyết mâu thuẫn mang tính cực đoan này có thể dẫn tới hậu quả đau lòng là các vụ án hình sự như: Giết người, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng… Vì thế người dân cần hết sức bình tĩnh giải quyết mâu thuẫn khi va chạm giao thông, thượng tôn pháp luật không vi phạm các quy định pháp luật khi tham gia giao thông, các quy tắc ứng xử khi tham gia giao thông, nâng cao ý thức và đảm bảo văn hóa khi tham gia giao thông.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 594 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Theo đó, người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.