Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Tại Điều 340 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh. Theo đó, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bên bảo lãnh không phải là bên có nghĩa vụ đốì với bên nhận bảo lãnh, mà bên bảo lãnh chỉ cam kết, đứng ra bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ (bêm được bảo lãnh); khi bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hay trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ (nếu thỏa thuận) thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ (hên được bảo lãnh). Việc thực hiện thay nàv không đồng nghĩa với việc bên được bảo lãnh được miễn thực hiện hoàn toàn nghĩa vụ.
Bên được bảo lãnh chỉ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, và quan hệ nghĩa vụ giữa bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh chấm dứt, nhưng bên được bảo lãnh sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả đối với bên bảo lãnh vì bên bảo lãnh đã thực hiện thay nghĩa vụ cho mình. Vì vậy, Điều 367 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
Quan hệ bảo lãnh có từ 3 chủ thể trở lên bao gồm "bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh". Các chủ thể có mối quan hệ gắn kết với nhau. Giữ bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh là quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Do đó, bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trước bên có quyền, khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Vì vậy, nếu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì giữa họ sẽ phát sinh quan hệ hoàn trả lại. Vì nghĩa vụ thực chất là nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh phải thực hiện, nhưng tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ họ không đủ khả năng thực hiện. Để bảo vệ quyền của bên nhận bảo lãnh, đồng thời tránh việc phát sinh thêm tiền phạt do chậm thực hiện nghĩa vụ, với tư cách là người đứng ra bảo lãnh thwucj hiện nghĩa vụ,bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ cho bên có quyền trước, sau đó có thể yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh đã thực hiện.
Nếu nghĩa vụ bảo lãnh là toàn bộ thì bên được bảo lãnh phải hoàn trả toàn bộ nghĩa vụ, tương tự, nếu nghĩa vụ bảo lãnh là một phần hoặc nhiều người cùng bảo lãnh, thì bên được bảo lãnh chỉ cần hoàn trả trong pham vi nghĩa vụ đã bảo lãnh và hoàn trả cho từng người bảo lãnh. Khi thực hiện nghĩa vụ thay được bảo lãnh, thì bên bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết, để tránh trường hợp bên được bảo lãnh không biết và tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh. Điều này được quy định tại khoản 4 Điều 44 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Trường hợp bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện.
Điều 340. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh
Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338