Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Theo đó, ciệc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ: Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Tư vấn ly hôn
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn cần lưu ý? Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người nuôi con. Theo đó, khi ly hôn, hai bên có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra chuyện tranh giành nuôi con; cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp như: Con chưa thành niên; con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ngoài ra, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện tốt nhất cho con để chỉ định người được quyền nuôi con.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích việc ly hôn với người đang thi hành án phạt tù. Khi Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ ủy thác cho Tòa án tại địa phương nơi có trại giam (tức tại giam nơi người đang chấp hành hình phạt tù) để lấy ý kiến của người này. Nếu trong buổi hòa giải hai bên thống nhất với nhau phương án ly hôn Tòa án có thẩm quyền sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự. Trong trường hợp không hoà giải thống nhất được phương án ly hôn, thì Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục trích lục bản án ly hôn như thế nào?
Theo khoản 21 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của đương sự là được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án. Trích lục giấy ly hôn có giá trị pháp lý như bản án, quyết định ly hôn gốc. Nó được sử dụng để chứng minh sự kiện ly hôn của vợ, chồng đã được Tòa án có thẩm quyền giải quyết trước đó. Bản án ly hôn có giá trị và ý nghĩa quan trọng đối với các cá nhân trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự liên quan.