Language:
Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm (Điều 308)
22/08/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm là quyền dành cho chủ nợ có bảo đảm theo quy định tại Điều 308 Bộ luật Dân sự Bộ luật Dân sự năm 2015, được xem xét trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, nếu bên bảo đảm sử dụng một tài sản để cam kết thực hiện nghĩa vụ với nhiều hơn một chủ thể, làm phát sinh các quan hệ bảo đảm khác nhau liên quan tới cùng một tài sản bảo đảm thì các chủ thể này được gọi là các bên cùng nhận bảo đảm. 

Tại Điều 308 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm. Theo đó, khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau: (1) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng; (2) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước; (3) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

Khi một tài sản dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau thì khi một trong những nghĩa vụ đó đến hạn mà bên có nghĩa không thực hiện nghĩa vụ, thì họ có quyền xử lý tài sản bảo đảm. Theo nguyên tắc chung, khi một nghĩa vụ đến hạn và tiến hành xử lý tài sản thì những nghĩa vụ tuy chưa đến hạn cũng sẽ bị xem là đến hạn và cùng xử lý tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác. Nếu các bên muốn tiếp tục nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản bảo đảm khay thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Nếu các bên nhận bảo đảm cùng đồng ý xử lý tài sản cùng lúc, thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên được xác định như sau:

(1) Nếu các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng. Theo đó, giao dịch bảo đảm nào được xác lập trước thì được ưu tiên thanh toán trước. thông thường, căn cứ để xác định xem giao dịch bảo đảm nào xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba trước là, thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm (đối với biện pháp bảo đảm phải đăng ký) hoặc thời điểm nắm giữ, chiếm giữ tài sản.

Điều 23 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015 về xử lý tài sản bảo đảm, quy định về hiệu lực đối kháng với người thứ ba như sau: Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật; Trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc được đăng ký theo thỏa thuận hoặc được đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm thì thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan là thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba; Trường hợp không thuộc khoản 2 Điều này thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược phát sinh từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm. Nắm giữ tài sản bảo đảm quy định tại khoản 23 là việc bên nhận bảo đảm trực tiếp quản lý, kiểm soát, chi phối tài sản bảo đảm hoặc là việc người khác quản lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nhưng bên nhận bảo đảm vẫn kiểm soát, chi phối được tài sản này; Trường hợp tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều 23 được giao cho người khác quản lý thì hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba phát sinh từ thời điểm: Bên nhận cầm cố, bên nhận đặt cọc hoặc bên nhận ký cược nắm giữ tài sản bảo đảm; Người quản lý tài sản nhận trực tiếp tài sản bảo đảm từ bên cầm cố, bên đặt cọc hoặc bên ký cược; Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp người khác đang quản lý trực tiếp tài sản mà tài sản này được dùng để cầm cố, để đặt cọc hoặc để ký cược. Hiệu lực đối kháng của biện pháp ký quỹ với người thứ ba phát sinh từ thời điểm tài sản ký quỹ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.

(2) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước. Trường hợp này có thể xảy ra khi có hai quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm cùng lúc.
(3) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm. Trong quan hệ một tài  sản dùng để bảo đảm cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ, có thể xảy ra trường hợp giá trị tài sản nhỏ hơn tổng nghĩa vụ. Mà bên xác lập quan hệ nghĩa vụ sau biết rõ điều đó nhưng vẫn giao kết hợp đồng, điều này nằm ngoài mong muốn của bên nhận bảo đảm trước. Do đó, việc ưu tiên thanh toán trước cho bên nhận bảo đảm xác lập biện pháp bảo đảm trước là hoàn toàn phù hợp.

Bên cạnh đó để tạo sự linh hoạt cho các bên trong việc xử lý tài sản bảo đảm, thể hiện tinh thần tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Pháp luật đã cho phép các bên được thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán. Tuy nhiên, việc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên cùng nhận bảo đảm, nên nó chỉ được thực hiện khi các bên nhận bảo đảm có thỏa thuận. Cùng với đó, bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền. Nếu giá trị nghĩa vụ của người thế quyền vượt quá phạm vi ưu tiên thanh toán thì phần vượt quá đó sẽ được thanh toán theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm, tức theo thứ tự ưu tiên thanh toán thông thường. (Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ, 2017, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Công an nhân dân).

Điều 308. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm

1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;

b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;

c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Tài sản bảo đảm Giao dịch bảo đảm Bên cùng nhận tài sản bảo đảm Thứ tự ưu tiên thanh toán Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm Một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ biện pháp bảo đảm Hiệu lực đối kháng với người thứ ba Thanh toán được xác định theo thứ tự hiệu lực đối kháng Hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước Quyền ưu tiên thanh toán Thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền Nghị định 21/2021/NĐ-CP Điều 308 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư nhà đất Luật sư tư vấn đất đai Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội NCLAW 0983951338 0936683699