Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
Tại Điều 415 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Theo đó, khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì cả người thứ ba và bên có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba. Tuy nhiên, khi có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng, ví dụ thực hiện không đúng nghĩa vụ, quá thời hạn thực hiện nghĩa vụ... thì bên thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi giải quyết xong tranh chấp. Theo đó bên có quyền mới có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự khi có sự vi phạm nghĩa vụ của mình. Quy định này là hợp lý bởi bản chất của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ, còn bên thứ ba không được coi là chủ thể của hợp đồng.
Ngoài trường hợp người thứ ba được trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ để mang lại lợi ích cho mình, thì bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Điều 415 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Khi hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba được thực hiện, tức là lợi ích của người thứ ba đã được xác lập, mặc dù không phải người trực tiếp giao kết hợp đồng nhưng pháp luật vẫn quy định cho người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Ví dụ trong hợp đồng vận chuyển, người mua hàng là người thứ ba có quyền nhận hàng hóa vận chuyển, tuy không trực tiếp giao kết, thỏa thuận hợp đồng vận chuyển đó nhưng có quyền yêu cầu bên vận chuyển phải bàn giao hàng hóa vận chuyển cho mình khi đến hạn và tại địa điểm như trong hợp đồng. Lợi ích của việc tạo lập quyền cho người thứ ba trong trường hợp này rất rõ ràng, không chỉ giúp người thứ ba bảo đảm tốt hơn quyền lợi của mình mà còn khẳng định vai trò của người thứ ba trong việc thực hiện hợp đồng bên cạnh vai trò của các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp người thứ ba yêu cầu thực hiện nghĩa vụ nhưng người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì giải quyết như thế nào? Về chế tài cho trường hợp này, Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa có quy định cụ thể. Một vấn đề đặt ra là liệu có thể coi quyền yêu cầu của người thứ ba nêu trên là quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ nên có thể viện dẫn các chế tài cho vi phạm thực hiện nghĩa vụ để quy trách nhiệm cho người thực hiện nghĩa vụ hay không?
Nhìn từ góc độ khác quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của người thứ ba không loại trừ quyền yêu cầu của bên có quyền trong hợp đồng. Cụ thể Điều 415 Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận, bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Điều này là hợp lý, vì thực chất, thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người thứ ba xuất phát từ hợp đồng, thuộc nội dung hợp đồng giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ, chính họ là chủ thể giao kết, xác lập cũng như tiến hành thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng. Vì vậy, bên có quyền hoàn toàn có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình vì lợi ích của người thứ ba.
Bên cạnh đó pháp luật cũng dự liệu trường hợp nếu các bên có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng (về thời gian, địa điểm, giá cả, phương thức thực hiện hợp đồng…), thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Quy định này về cơ bản là phù hợp với bản chất của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, đó là hợp đồng giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ, chỉ họ mới có quyền đàm phán, giải quyết các vấn đề xoay quanh hợp đồng, còn người thứ ba không tham gia xác lập hợp đồng và cũng sẽ không trở thành một bên trong hợp đồng, do đó không có quyền can thiệp vào hợp đồng. Tuy nhiên, vô hình chung điều này đã đẩy người thứ ba được hưởng lợi vào tình thế bất lợi, bởi họ bị ràng buộc, bị phụ thuộc vào ý chí của các bên giao kết, khi tranh chấp chưa được giải quyết xong, thì họ không có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với mình, nếu có vi phạm nghĩa vụ dẫn đến người thứ ba bị thiệt hại hoặc không đạt được lợi ích thì chỉ bên có quyền mới có quyền yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự. Thậm chí, có trường hợp bên có nghĩa vụ dựa vào tình trạng này để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ, khiến người thứ ba không được nhận lợi ích lẽ ra được thụ hưởng.
Cũng cần phân biệt hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba và hợp đồng ba bên, bởi lẽ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ, còn bên thứ ba không được xác định là chủ thể của hợp đồng mà chỉ là chủ thể được hưởng lợi trong hợp đồng. Trong khi đó hợp đồng ba bên là hợp đồng có sự tham gia của ba chủ thể và tất cả đều được xác định là chủ thể của hợp đồng, tham gia vào quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng. Có thể nói với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba pháp luật hiện hành thừa nhận hợp đồng có thể phát sinh hiệu lực trực tiếp đối với người không tham gia giao kết.
Điều 415. Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338