Language:

Thủ tục tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi. Thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi được áp dụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi như: Tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi; Ðiều kiện sinh sống và giáo dục; Có hay không có người đủ 18 tuổi trở lên xúi giục; Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội.

Thủ tục tái thẩm trong tố tụng hình sự được thực hiện thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tái thẩm trong tố tụng hình sự được thực hiện thế nào? Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó. Phạm vi tái thẩm thì Hội đồng tái thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền tái thẩm phải mở phiên tòa.

Thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự được thực hiện thế nào?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự được thực hiện thế nào? Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Theo quy định tại Điều 387 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định phạm vi giám đốc thẩm thì Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa.

Giám định nguyên nhân chết người trong tố tụng hình sự

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc giám định nguyên nhân chết người trong tố tụng hình sự. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định. Bắt buộc phải trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 khi cần xác định...

Quy trình giám định đối với hành vi xâm hại tình dục

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quy trình giám định đối với hành vi xâm hại tình dục. Thông tư 13/2022/TT-BYT của Bộ Y tế về quy trình, biểu mẫu giám định pháp y, thời hạn, nhân lực thực hiện giám định pháp y. Theo đó, quy trình giám định xâm hại tình dục được thực hiện cụ thể như sau. Đối tượng giám định: Đối tượng giám định là người từ 16 tuổi trở lên bị xâm hại tình dục hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình dục được trưng cầu/yêu cầu giám định.

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong tố tụng hình sự

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quy định giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong tố tụng hình sự. Tại khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người: Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Quyền nhờ người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quyền nhờ người bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Xuất phát từ các quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quy định tại các Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa”, do đó việc tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa là quyền hiển nhiên của người bị buộc tội. Tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, theo đó cơ quan tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định. Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Việc thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng phải ghi vào biên bản. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn rất nhiều cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không phổ biến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng (bao gồm người bị buộc tội) dẫn tới vi phạm thủ tục tố tụng, xâm phạm quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng (bao gồm người bị buộc tội).

Kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm được giảm nhẹ hình phạt khi nào?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 355 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 có quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm. Theo đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền: Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; Sửa bản án sơ thẩm; Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án; Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Lưu ý: Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo Điều 276 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Theo đó, khi Viện kiểm sát giao bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo (nếu có), Tòa án phải kiểm tra và xử lý.

Áp dụng tình tiết “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” khi nào?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” được quy định tại điểm s, khoản 1, Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Tòa án Nhân dân Tối cao thì “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” được hiểu là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội của mình, ăn năn hối lỗi về việc mình đã gây ra.

"Tạm đình chỉ” và “phục hồi” giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm khi nào?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 khi hết thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Quyền gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam của luật sư được quy định ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, để đảm bảo quyền con người, quyền bào chữa của người bị buộc tội được đề cao, pháp luật cho phép người bị buộc tội và người thân thích của người bị buộc tội có quyền nhờ người bào chữa, quyền nhờ người bào chữa còn được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật cao nhất là Hiến pháp, cụ thể khoản 4 Ðiều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa