Language:

Quy định về ân giảm án tử hình

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, ân giảm án tử hình là thẩm quyền của Chủ tịch nước giảm hình phạt tử hình theo bản án đã có hiệu lực pháp luật xuống tù chung thân theo quy định của pháp luật, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với những người phạm đội đặc biệt nghiêm trọng, mở ra cho những người này khả năng ăn năn hối cải, cải tạo, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội.

Tài sản đang là vật chứng vụ án hình sự, làm sao để nhận lại?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, việc xử lý vật chứng, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

Chế độ thăm gặp phạm nhân đang thi hành án hình sự

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong sổ thăm gặp; trường hợp thăm gặp lần đầu chưa có sổ thăm gặp hoặc cá nhân không có tên trong sổ thăm gặp thì phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập.

Luật sư có quyền sao chụp hồ sơ vụ án hình sự khi nào?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, việc tiếp cận và sao chup hồ sơ vụ án hình sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình luật sư thực hiện hoạt động bào chữa, đây là quyền của luật sư, ngược lại là nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền quyền tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo quyền của người bào chữa.

Thời hạn điều tra vụ án hình sự được quy định thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, thì thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

Đang bị tạm giữ, tạm giam có quyền tố cáo người khác không?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư Hà Nội) phân tích, căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam như sau: “Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật”.

Hình phạt tù có thời hạn cao nhất bao nhiêu năm?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, hình phạt tù có thời hạn không quá 20 năm, nếu một người phạm nhiều tội và bị đưa ra xét xử ở nhiều vụ án khác nhau, hình phạt cao nhất của các bản án mà họ bị xét xử chỉ là hình phạt tù có thời hạn, thì khi tổng hợp hình phạt tù cũng không quá 30 năm.

Việc tạm giữ hình sự một người được thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã quy định tại Điều 117 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Chấp hành xong án treo thì có cần làm đơn xóa án tích không?

Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, xoá án tích là việc sau khi người phạm tội chấp hành xong hình phạt tù và trải qua thời gian thử thách nhất định thì được xóa án tích, khi được xóa án tích thì sẽ được xem là chưa từng bị kết án

Trình tự giải quyết tin báo tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố

Trình tự giải quyết tin báo tố giác tội phạm được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, nhưng thực tiễn áp dụng quy định về giải quyết tin báo tố giác tội phạm, Cơ quan điều tra ở một số địa phương có nhận thức và áp dụng có sự khác nhau dẫn đến hiệu quả giải quyết tin báo tố giác không cao, ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân đối với hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.

Đặt tiền bảo đảm để tại ngoại, thì khi nào được trả lại?

Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo

Bị can, bị cáo đặt bao nhiêu tiền bảo đảm thì được tại ngoại?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, đặt tiền để bảo đảm là một biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 109, Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam.