Language:

Quy trình giám định đối với hành vi xâm hại tình dục

02/10/2024
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Thông tư 13/2022/TT-BYT của Bộ Y tế về quy trình, biểu mẫu giám định pháp y, thời hạn, nhân lực thực hiện giám định pháp y. Theo đó, quy trình giám định xâm hại tình dục được thực hiện cụ thể như sau.

1. Đối tượng, hồ sơ, thời hạn giám định xâm hại tình dục

Đối tượng giám định:

Đối tượng giám định là người từ 16 tuổi trở lên bị xâm hại tình dục hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình dục được trưng cầu/yêu cầu giám định.

Hồ sơ gửi giám định gồm:

Hồ sơ gửi giám định được thực hiện theo quy định tại Mục I, III Quy trình 8 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT.

(1) Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.

(2) Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:

- Các hồ sơ y tế có liên quan đến giám định nếu người được giám định có khám, điều trị tại cơ sở y tế.

- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.

- Biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng (nếu có). 

- Biên bản niêm phong thu mẫu vật (nếu có).

- Bản sao hợp pháp các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định. 

- Mẫu vật giám định (nếu có).

Thời hạn giám định:

Thời hạn giám định đối với trường hợp giám định xâm hại tình dục là không quá 09 ngày và không quá 18 ngày đối với trường hợp phải hội chẩn. Thời hạn giám định được tính từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định, được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BYT, khoản 1 Điều 26a Luật Giám định tư pháp 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020.

2. Trình tự giám định xâm hại tình dục

Tại Mục III Quy trình 8 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT quy định về quy trình tiếp nhận hồ sơ, phân công người giám định và chuẩn bị giám định như sau:

Tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ và đối tượng giám định:

- Bộ phận được phân công tiếp nhận và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ giám định, đối tượng giám định, mẫu vật giám định (nếu có).

- Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.

- Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Giám định tư pháp 2012, sửa đổi bổ sung 2020.

Phân công cán bộ chuyên môn:

(1) Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên pháp y, người giúp việc cho giám định viên pháp y thực hiện giám định. Yêu cầu phải có nhân viên y tế là người cùng giới với người được giám định tham gia hoặc chứng kiến trong quá trình khám giám định.

(2) Nhiệm vụ của giám định viên: 

- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.

- Chỉ đạo người giúp việc chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.

- Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.

- Tiếp xúc với người được giám định.

- Chỉ đạo và hướng dẫn người giúp việc trình tự giám định.

- Khám giám định; Lấy mẫu xét nghiệm (nếu cần).

- Chỉ định khám chuyên khoa, xét nghiệm cận lâm sàng.

- Đề nghị và chuẩn bị tổ chức hội chẩn chuyên môn, hoặc xin ý kiến chuyên gia (nếu cần). 

- Tổng hợp, đánh giá các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.

- Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định. 

- Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.

- Trong quá trình giám định, các giám định viên phối hợp, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.

(3) Nhiệm vụ của người giúp việc:

- Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện phòng hộ.

- Thực hiện hướng dẫn người được giám định và đo chiều cao, cân nặng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp,...

- Phụ giúp giám định viên lấy mẫu xét nghiệm (nếu cần).

- Chụp ảnh: Ảnh chân dung; ảnh tổn thương: vết bầm, vết sẹo, dấu răng, các biến dạng do thương tích,…; ảnh dấu vết trên bộ phận sinh dục và các nơi khác có tổn thương.

- Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.

- Tập hợp các kết quả cận lâm sàng, khám chuyên khoa, hội chẩn,...

- Phụ giúp giám định viên dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình giám định viên duyệt.

- Hoàn thiện hồ sơ giám định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của giám định viên.

Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: Giám định viên nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành khám giám định.

Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định:

(1) Tiếp nhận đối tượng giám định từ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.

(2) Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định:

- Phối hợp, bổ sung hồ sơ, tài liệu nếu cần thiết.

- Đưa người được giám định đi khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm cận lâm sàng khi có chỉ định, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.

- Bảo đảm an toàn cho người giám định và người được giám định.

- Bố trí chuyên gia tâm lý trong trường hợp người được giám định có rối loạn tâm lý không hợp tác.

- Bố trí người phiên dịch trong trường hợp người được giám định nói tiếng dân tộc, nói tiếng nước ngoài hoặc là người khuyết tật. 

- Yêu cầu người giám hộ trong trường hợp cần phải có người giám hộ theo quy định.

- Những công việc khác nếu cần thiết.

Tiếp xúc với người được giám định:

- Đối chiếu giấy tờ của người được giám định (căn cước công dân, hộ chiếu,...). 

- Giải thích cho người được giám định về quy trình khám trước khi tiến hành giám định. 

- Đề nghị người được giám định phối hợp trong quá trình giám định.

3. Phương pháp giám định xâm hại tình dục

Phương pháp giám định xâm hại tình dục được quy định tại Mục IV Quy trình 8 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT như sau:

Khám giám định:

(1) Khám tổng quát:

- Khai thác thông tin từ người được giám định về vụ việc, quan sát hành vi, thái độ của người được giám định, sử dụng các câu hỏi dễ hiểu, tránh gây xúc động, gợi lại ký ức bị hoặc hình ảnh bị xâm hại tình dục; không hỏi lặp đi lặp lại một câu hỏi. 

- Đánh giá tình trạng tinh thần: tỉnh, mệt mỏi, hoảng loạn,... có tiếp xúc, hợp tác được với giám định viên không.

- Đo chiều cao, cân nặng, đánh giá thể trạng (béo, trung bình, gầy, ...).

- Đo mạch, huyết áp, thân nhiệt, nhịp thở.

- Quan sát đánh giá da, niêm mạc, nghe tim, phổi.

- Quan sát đánh giá, ghi nhận những dấu vết thương tích trên cơ thể (nếu có). 

- Các trường hợp đến sớm có thể dùng đèn UV soi tìm dấu vết trên cơ thể (máu, nước bọt, tinh dịch,…) và thu mẫu từ dấu vết nếu có.

(2) Khám miệng, hầu họng:

- Quan sát đánh giá môi, miệng, niêm mạc má. Tìm kiếm các biểu hiện tổn thương vùng môi, miệng.

- Khám răng, lưỡi, khoang miệng.

- Chú ý sự phù nề vùng hầu họng.

- Tùy tình trạng, thời gian xảy ra, trong trường hợp trước 24 giờ có thể cho súc miệng bằng nước muối sinh lý, thu và ly tâm tìm tinh trùng.

(3) Khám bộ phận sinh dục:

Đối với nữ:

- Người được giám định nằm tư thế sản khoa hoặc tư thế nằm sấp đầu gối-ngực trên bàn khám. Kiểm tra một cách hệ thống theo thứ tự mu, mặt trong bẹn, tầng sinh môn, âm hộ, âm vật, lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo, màng trinh, âm đạo,...

- Khám tầng sinh môn, gò mu, lông mu, quan sát tìm kiếm các vết thâm tím, vết xước, trầy da, rách da hoặc dấu vết lạ.

- Khám âm hộ: Tìm các thương tích trên môi lớn, môi bé,…; Tìm dấu hiệu nhiễm trùng, ví dụ vết loét, dịch mủ, mụn rộp,...

- Khám màng trinh: Xác định loại màng trinh, đường kính lỗ màng trinh, độ giãn của màng trinh, vị trí vết rách màng trinh, độ sâu của vết rách trên màng trinh, vết rách cũ hay mới,... (ghi nhận tổn thương màng trinh theo vị trí đánh số thuận chiều kim đồng hồ).

- Khám âm đạo: Quan sát thành âm đạo, kiểm tra dấu hiệu tổn thương âm đạo, xem có dịch từ âm đạo chảy qua lỗ màng trinh ra ngoài không, tính chất dịch dính vào găng khi khám; Kiểm tra cổ tử cung, túi cùng sau tử cung và niêm mạc âm đạo để xem có sang chấn, chảy máu hoặc dấu vết nhiễm trùng hay không (nếu cần).

Chú ý: 

- Tùy trường hợp mà quyết định có sử dụng mỏ vịt hay không, nếu sử dụng phải lựa chọn kích cỡ phù hợp, động tác nhẹ nhàng, chú ý bôi trơn mỏ vịt trước khi khám.

- Không nên tiến hành khám bằng soi đầu dò hoặc đưa ngón tay vào lỗ âm đạo để đánh giá kích cỡ. 

- Dùng tăm bông chuyên dụng lấy dịch âm đạo xét nghiệm tìm tinh trùng, tế bào lạ. Trường hợp cần thiết có thể bơm nước muối sinh lý vào âm đạo rồi hút ra để lấy dịch ly tâm tìm tinh trùng.

- Khám vú: Quan sát bầu vú, quầng vú, núm vú xác định tổn thương, tìm kiếm dấu vết bất thường, thu mẫu xét nghiệm (nếu có).

Đối với nam:​​​​​​

- Người được giám định nằm trên giường hoặc bàn khám, tư thế sản khoa.

- Khám tầng sinh môn, gò mu, lông, quan sát, tìm kiếm dấu vết lạ.

- Khám dương vật: Xác định thương tích (nếu có); Ghi nhận tình trạng niêm mạc quy đầu; Ghi nhận tình trạng bao quy đầu; Ghi nhận tình trạng dây hãm dương vật; Ghi nhận tình trạng lỗ sáo; Ghi nhận tình trạng rãnh quy đầu. 

- Khám bìu: Ghi nhận tình trạng bìu, tinh hoàn. 

- Thu mẫu: Dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý phết xung quanh quy đầu.

(4) Khám hậu môn, trực tràng:

- Quan sát, ghi nhận tình trạng hậu môn, các nếp gấp hậu môn (nứt, chảy máu, giãn,...), phản xạ co giãn hậu môn,…

- Xem xét các dấu hiệu tổn thương hậu môn, thăm khám trực tràng tìm tổn thương (nếu cần).

(5) Khám các bộ phận khác:

- Khám tuần tự từ trên xuống, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong: Đầu, mặt, cổ, ngực, bụng, lưng, mông, tay, chân. Chú ý các vùng nhạy cảm, dấu vết chống đỡ của nạn nhân.

- Nếu có tổn thương, thực hiện giám định theo Quy trình giám định tổn thương cơ thể trên người sống (Mục IV Quy trình 1 Phụ lục I ban hành kèm theo quy định tại Thông tư 13/2022/TT-BYT.

(6) Khám chuyên khoa, cận lâm sàng:

Tùy từng trường hợp, giám định viên chỉ định khám chuyên khoa và các cận lâm sàng cần thiết. 

- Khám chuyên khoa sản. 

- Khám chuyên khoa tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt,...

- Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm buồng trứng, tử cung, siêu âm bìu đối với nam (trong trường hợp nghi ngờ có chấn thương hoặc kiểm tra sự có thai).

- Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác trong một số trường hợp nghi ngờ tổn thương các bộ phận khác (gãy xương, chấn thương ổ bụng,...).

- Xét nghiệm đánh giá sự có thai.

- Xét nghiệm rượu, ma túy, các chất kích thích: Có thể lấy mẫu máu hoặc nước tiểu để làm các xét nghiệm độc chất.

- Xét nghiệm HIV, lậu, giang mai, Chlamydia và các bệnh lây qua đường tình dục khác.

- Xét nghiệm tinh trùng từ dịch trong âm đạo, trong nước súc miệng, trong phết hầu họng.

- Xét nghiệm ADN trên các mẫu vật thu được từ cơ thể của người bị hại hoặc tại địa điểm nơi xảy ra vụ việc (nếu cơ quan trưng cầu cung cấp). 

Các mẫu vật có thể bao gồm đất có dính máu, tinh trùng, nước bọt hoặc các mẫu vật khác từ nghi phạm (ví dụ: quần áo, băng vệ sinh, khăn tay, bao cao su, ...), cũng như mẫu thu được từ các vết cắn, dấu vết tinh trùng, từ miệng các vết thương có liên quan, trên móng tay và vết cào da. Trong trường hợp này, cần lấy mẫu máu của người bị hại để phân biệt ADN của nạn nhân với ADN lạ tìm thấy.

- Xét nghiệm tìm tế bào niêm mạc âm đạo trên phết rãnh quy đầu (nếu là nam).

- Xét nghiệm mẫu lông, tóc thu được trên cơ thể (nếu cần): Các mẫu tóc/lông lạ được tìm thấy trên quần áo hoặc cơ thể của người bị hại. Có thể lấy mẫu tóc hoặc lông mu của người bị hại để so sánh. 

Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia:

Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.

Nghiên cứu mẫu vật, thực nghiệm (nếu có):

Trường hợp cơ quan trưng cầu cung cấp mẫu vật thì giám định viên nghiên cứu, giám định mẫu vật theo Quy trình giám định vật gây thương tích tại Mục IV Quy trình 11 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 13/2022/TT-BYT. 

Trường hợp cần thiết, giám định viên báo cáo lãnh đạo đơn vị để tiến hành thực nghiệm.

Kết luận:

Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời các nội dung câu hỏi theo quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định. Trong đó lưu ý những vấn đề sau:

- Kết luận về tình trạng tổn thương bộ phận sinh dục (âm hộ, màng trinh, âm đạo,…).

- Kết luận về tình trạng tổn thương bộ phận khác trên cơ thể và xếp tỷ lệ tổn thương cơ thể (nếu có tổn thương).

- Nhận xét, đánh giá các dấu vết tổn thương, cơ chế, vật gây thương tích và dấu vết sinh học (nếu có).

- Kết luận về dấu hiệu có thai, tình trạng bệnh lây truyền qua đường tình dục,…(nếu có).

Liên hệ tư vấn và mời luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Giám định đối với hành vi xâm hại tình dục Giám định hành vi hiếp dâm Giám định hành vi xâm hại tình dục Giám định xâm hại tình dục xâm hại tình dục Tội hiếp dâm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Quy trình giám định xâm hại tình dục Tư vấn giám định xâm hại tình dục Tư vấn giám định hiếp dâm Thông tư 13/2022/TT-BYT Trưng cầu giám định tình dục Cần tìm luật sư Công ty luật Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Nhanchinh.vn Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Trợ giúp pháp lý Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi Văn phòng Luật sư Nhân Chính Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Luật Nhân Chính Luật sư Nhân Chính Lawyer luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư nổi tiếng Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Luật sư Quảng Ninh Luật sư Vĩnh Phúc Luật sư Bắc Ninh Luật sư Hải Dương Luật sư Hải Phòng Luật sư Hưng Yên Luật sư Thái Bình Luật sư Hà Nam Luật sư Nam Định Luật sư Ninh Bình Luật sư Cao Bằng Luật sư Bắc Kạn Luật sư Lạng Sơn Luật sư Tuyên Quang Luật sư Thái Nguyên Luật sư Phú Thọ Luật sư Bắc Giang Luật sư Lào Cai Luật sư Yên Bái Luật sư Sơn La Luật sư Hòa Bình Luật sư Thanh Hóa Luật sư Nghệ An Luật sư Hà Tĩnh Luật sư Quảng Bình Luật sư Quảng Trị Luật sư Đà Nẵng Luật sư Sài Gòn Luật sư Hồ Chí Minh 0983951338 0936683699