Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Cách xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo hướng trước tiên là cho các bên tự thỏa thuận về phương thức xử lý, khi không có thỏa thuận thì tài sản đó được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác. Nghĩa là có ba phương pháp cơ bản để xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận.
Tại Điều 304 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc bán tài sản cầm cố, thế chấp. Theo đó, việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong Bộ luật Dân sự và quy định: (1) Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật Dân sự; (2) Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản.
Quy định về bán đấu giá tài sản, trường hợp các bên có thỏa thuận trong giao dịch bảo đảm là xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức bán đấu giá tài sản, khi bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ. Thì bên nhận bảo đảm có quyền ký hợp đồng bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá, để thu hồi nợ và bảo vệ lợi ích của mình. Phương thức này còn được áp dụng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá. Việc bán tài sản cầm cố, thế chấp có thể được tiến hành trên một trong hai phương thức là bán đấu giá hoặc bán riêng lẻ cho một hoặc một số người mua tài sản bảo đảm không trên cơ sở đấu giá theo quy định tại Điều 304 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, phương pháp bán đầu giá chỉ áp dụng trong trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật hoặc các bên không có thỏa thuận hay không thỏa thuận được về các phương thức xử lý tài sản nêu trên. Bán đấu giá là hoạt động được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Quy định về bán tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố có thể tự bán tài sản cầm cố trực tiếp cho bên mua tài sản, khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đầy đủ. Việc bán tài sản cầm cố được thực hiện theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo đảm. Theo đó, bên nhận bảo đảm có thể tự bán tài sản cho một người thứ ba bất kỳ mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm. Xử lý tài sản theo phương thức này làm phát sinh hợp đồng mua bán tài sản giữa bên nhận bảo đảm và bên mua tài sản. Nếu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản, thì hợp đồng bảo đảm giữ bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm sẽ là căn cứ để thực hiện đăng ký quyền sở hữu tài sản cho bên mua. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.
Điều 304. Bán tài sản cầm cố, thế chấp
1. Việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
2. Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong Bộ luật này và quy định sau đây:
a) Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật này;
b) Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338