Language:
Bảo lãnh (Điều 335)
06/09/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Tại Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giao dịch Bảo lãnh. Theo đó, Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Căn cứ khoản 7 Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bão lãnh là một hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bảo lãnh là một giao dịch giữa người thứ ba (bên bảo lãnh) với người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ chính (bên nhận bảo lãnh) và người có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh). Bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Như vậy, nghĩa vụ mà bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay có thể là nghĩa vụ trả tiền hoặc nghĩa vụ làm một công việc. Nếu nghĩa vụ là một công việc phải làm thì bên bảo lãnh phải có khả năng thực hiện công việc đó mà không thể nhờ người khác thực hiện thay. Cho nên khi xác lập bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh cần phải kiểm tra bên bảo lãnh có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh hay không.

Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện thay cho bên được bảo lãnh. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ nếu bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Trường hợp này, bên bảo lãnh phải chứng minh bên được bảo lãnh còn khả năng thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo lãnh chưa phải thực hiện thay nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

Chủ thể của bảo lãnh, khác với cầm cố và thế chấp, trong bảo lãnh có xuất hiện thêm một chủ thể thứ ba ngoài bên có quyền và bên có nghĩa vụ, đó là bên bảo lãnh. Nếu tính chất bảo đảm trong cầm cố và thế chấp được gắn liền với tài sản bảo đảm thì trong quan hệ thế chấp tính chất bảo đảm được thể hiện thông qua sự cam kết thực hiện nghĩa vụ thay của người thứ ba đối với bên có quyền. Khi một biện pháp bảo lãnh được đặt ra thì ngoài các bên chủ thể trong quan hệ bảo lãnh là bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, còn có một chủ thể liên quan là bên được bảo lãnh. Bên được bảo lãnh luôn là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp bảo lãnh đó. Họ có thể biết hoặc không biết về việc xác lập quan hệ bảo lãnh để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng đều phải hoàn trả cho bên bảo lãnh các lợi ích mà bên đó đã thay mình thực hiện.

Đối tượng của bảo lãnh, đối tượng của bảo lãnh là các cam kết của người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên để thực hiện được cam kết đó thì người bảo lãnh phải có tài sản hoặc công việc phù hợp để đáp lại lợi ích của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. Lợi ích mà các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ hướng tới là lợi ích vật chất. Vì vậy người bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một công việc thay cho người được bảo lãnh mới đảm bảo được quyền lợi cho người nhận bảo lãnh. Người bảo lãnh phải là người có khả năng thực hiện công việc đó. Người bảo lãnh phải lấy tài sản thuộc sở hữu của mình giao cho người nhận bảo lãnh xử lý.

Phạm vi bảo lãnh, nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện. Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 335. Bảo lãnh

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
bảo lãnh Nghĩa vụ Người thứ ba bảo lãnh Người bảo lãnh cam kết thực hiện nghĩa vụ Bảo lãnh thực hiện thay nghĩa vụ Bên được bảo lãnh Bên được bảo lãnh không thực hiện Thỏa thuận về việc bên bảo lãnh Bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ Giao dịch bảo lãnh Giao dịch bảo đảm Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699 Bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nghĩa vụ