Language:

Nghĩa vụ

Nghĩa vụ (Điều 274)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ, cụ thể: Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
Căn cứ phát sinh nghĩa vụ (Điều 275)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 275 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Theo đó nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ như: Hợp đồng; Hành vi pháp lý đơn phương; Thực hiện công việc không có ủy quyền; Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; Căn cứ khác do pháp luật quy định.
Đối tượng của nghĩa vụ (Điều 276)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Điều 276 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về đối tượng của nghĩa vụ. Theo đó, đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện; Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định. Từ quy định tại Điều 276 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể thấy đối tượng của nghĩa vụ bao gồm: tài sản và công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.
Địa điểm thực hiện nghĩa vụ (Điều 277)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Điều 277 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định địa điểm thực hiện nghĩa vụ, cụ thể: Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận; Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau: Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản; Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản. Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ (Điều 278)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tại Điều 278 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.
Thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 279)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 279 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ giao vật. Theo đó, bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao. Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ. Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 280)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 280 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Theo đó, nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc (Điều 281)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 281 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc. Theo đó, nghĩa vụ phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó; Nghĩa vụ không được thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ không được thực hiện công việc đó.
Thực hiện nghĩa vụ theo định kỳ (Điều 282)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 282 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ theo định kỳ. Theo đó, nghĩa vụ được thực hiện theo định kỳ theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Việc chậm thực hiện nghĩa vụ theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ.
Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba (Điều 283)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 283 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba. Theo đó, khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Thực hiện nghĩa vụ có điều kiện (Điều 284)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 284 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ có điều kiện. Theo đó, trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về điều kiện thực hiện nghĩa vụ thì khi điều kiện phát sinh, bên có nghĩa vụ phải thực hiện. Trường hợp điều kiện không xảy ra hoặc xảy ra do có sự tác động của một bên thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 120 Bộ luật Dân sự.
Thực hiện nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn (Điều 285)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 285 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn. Theo đó, nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn là nghĩa vụ mà đối tượng là một trong nhiều tài sản hoặc công việc khác nhau và bên có nghĩa vụ có thể tùy ý lựa chọn, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định dành quyền lựa chọn cho bên có quyền.
Thực hiện nghĩa vụ thay thế được (Điều 286)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 286 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ thay thế được. Theo đó, nghĩa vụ thay thế được là nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã được bên có quyền chấp nhận để thay thế nghĩa vụ đó.
Thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ (Điều 287)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 287 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ. Theo đó, khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình.
Thực hiện nghĩa vụ liên đới (Điều 288)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 288 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ liên đới. Theo đó, nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ; trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
Thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới (Điều 289)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 289 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới. Theo đó, nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới là nghĩa vụ mà theo đó mỗi người trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ; bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bất cứ ai trong số những người có quyền liên đới.
Thực hiện nghĩa vụ phân chia được theo phần (Điều 290)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính, tại Điều 290 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ phân chia được theo phần. Theo đó, nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ có thể chia thành nhiều phần để thực hiện; Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thực hiện nghĩa vụ không phân chia được theo phần (Điều 291)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 291 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ không phân chia được theo phần. Theo đó, nghĩa vụ không phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ phải được thực hiện cùng một lúc. Trường hợp nhiều người cùng phải thực hiện một nghĩa vụ không phân chia được theo phần thì họ phải thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc.
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Điều 292)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản.
Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm (Điều 293)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 293 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm. Theo đó, nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.