Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Tại Điều 370 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chuyển giao nghĩa vụ. Theo đó, bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.
Chuyển giao nghĩa vụ là sự thỏa thuận của bên có nghĩa vụ và bên thứ ba trong đó bên có nghĩa vụ sẽ chuyển giao nghĩa vụ đó cho bên thứ ba. Khi nghĩa vụ được chuyển giao thì bên thứ ba được gọi là là bên thế nghĩa vụ. Quan hệ giữa bên có nghĩa vụ và bên có quyền chấm dứt, làm phát sinh quan hệ mới là quan hệ giữa bên thế nghĩa vụ và bên có quyền, bên thế nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền.
Chuyển giao nghĩa vụ cần có sự thỏa thuận giữa các bên là bên có nghĩa vụ, bên thế nghĩa vụ và bên có quyền. Khác với chuyển giao quyền yêu cầu, chỉ cần có sự thỏa thuận giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao, mà không cần sự đồng ý của bên có quyền. Thì trong chuyển giao nghĩa vụ cần thiết phải có sự đồng ý của bên có quyền thì việc chuyển giao mới được tiến hành hay không. Quy định này là phù hợp và cần thiết bởi lẽ, nếu trong chuyển giao quyền yêu cầu bên có nghĩa luôn phải thực hiện cùng một nghĩa vụ như nhau dù người tiếp nhận là ai, thì trong chuyển giao nghĩa vụ bên có quyền còn phải xem xét đến khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên thế nghĩa vụ. Các bên có thể tự do chuyển giao nghĩa vụ cho bên thứ ba, tuy nhiên trừ các trường hợp:
- Không có sự đồng ý của bên có quyền, việc chuyển giao nghĩa vụ được xác lập dựa trên cơ sở sự đồng ý của bên có quyền. Nếu không có sự đồng ý của bên có quyền, thì chuyển giao nghĩa vụ không được thực hiện. Vì việc lựa chọn người gánh vác nghĩa vụ thay thế cho người trước đó chính là lựa chọn rủi ro cho mình. Nên pháp luật quy định phải có sự đồng ý của bên có quyền nhằm loại bỏ rủi ro cho mình.
- Nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ, tương tự với chuyển giao quyền yêu cầu, pháp luật quy định chuyển giao nghĩa vụ không được thực hiện trong trường hợp nghĩa vụ đó có liên quan đến nhân thân của bên có nghĩa vụ. Nghĩa vụ có liên quan đến nhân thân có thể kể đến như nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm… Đây là quyền tài sản gắn liền với nhân thân của người có quyền không thể định giá được. Nghĩa vụ cấp dưỡng là liên quan đến nhân thân của bên có nghĩa vụ, thể hiện tình cảm gia đình, đó là nét đẹp đạo đức tồn tại lâu đời cần được duy trì và phát triển.
- Pháp luật quy định không được chuyển giao, tùy thuộc và đối tượng, tính chất của quan hệ nghĩa vụ mà pháp luật quy định trong một số trường hợp nghĩa vụ không được phép chuyển giao cho người khác thực hiện thay. Khi việc chuyển giao thành công, về nguyên tắc, bên có nghĩa vụ sẽ chấm dứt quan hệ nghĩa vụ với bên có quyền và hình thành quan hệ nghĩa vụ mới giữa bên thế quyền và bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ trước đó.
Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ
1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338