Language:

Phổ biến pháp luật

Chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Điều 368)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 368 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.

Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù (Điều 387)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù quy định tại Điều 387 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu (Điều 367)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 367 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu. Theo đó, người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sau khi chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử (Điều 386)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử xâm phạm trực tiếp đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử quy định tại Điều 386 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trách nhiệm pháp lý vụ người đàn ông chứng kiến cô gái bán rau bị sát hại nhưng lặng lẽ bỏ đi?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, đây là vụ án mạng hết sức thương tâm, nhiều tình tiết man rợ của hung thủ; điều đặc biệt là có cả tình tiết thể hiện sự thờ ơ, vô cảm của người chứng kiến cảnh tượng giết người nhưng không ra tay cứu giúp nạn nhân. Qua vụ án này phản ánh thực trạng đạo đức của một bộ phận con người ngày càng xuống cấp, sự ích kỷ và sống vô trách nhiệm của một bộ phận con người trong xã hội.

Nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ (Điều 366)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 366 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ. Theo đó, người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền; Người chuyển giao quyền yêu cầu vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.

Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản (Điều 385)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính, Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của công dân, nó không chỉ gây khó khăn cho việc xác định sự thật của vụ án mà trong một số trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc khắc phục thiệt hại, bảo đảm việc bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Vì việc kê biên tài sản là một biện pháp để thi hành hình phạt bổ sung (tịch thu tài sản hoặc phạt tiền); hoặc thi hành khoản bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản quy định tại Điều 385 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chuyển giao quyền yêu cầu (Điều 365)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 365 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu. Theo đó, bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây: (1) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín; (2) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.