Language:

Phổ biến pháp luật

Những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (Điều 392)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu xâm phạm các quan hệ xã hội phát sinh trong quân đội giữa các quân nhân với nhau và giữa các quân nhân với những người không phải quân nhân khi họ thực hiện nhiệm vụ quân sự, huấn luyện quân sự, phối thuộc chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân quy định tại Điều 392 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đối với vụ án đánh bạc, Tòa án căn cứ vào tổng số tiền thu được hay số tiền mỗi bị cáo dùng đánh bạc để xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt đối với mỗi bị cáo.

Vướng mắc: Đối với vụ án đánh bạc, Tòa án căn cứ vào tổng số tiền thu được hay số tiền mỗi bị cáo dùng đánh bạc để xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt đối với mỗi bị cáo. Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.

Bị cáo có đủ điều kiện được hưởng án treo nhưng trong hồ sơ thể hiện bị cáo còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử hoặc đang bị xử lý trong vụ án khác, thì có được hưởng án treo không?

Vướng mắc: Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15-5-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không quy định không cho hưởng án treo đối với trường hợp người phạm tội đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác hoặc người phạm tội họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác. Như vậy, trường hợp bị cáo có đủ điều kiện được hưởng án treo nhưng trong hồ sơ thể hiện bị cáo còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong vụ án khác thì có được hưởng án treo không?

Hành vi phạm tội xảy ra trước thời điểm 0 giờ 00 phút ngày 01-01-2018, mà sau thời điểm này mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Khi xét cho hướng án treo theo quy định nào?

Vướng mắc: Người có hành vi phạm tội xảy ra trước thời điểm 0 giờ 00 phút ngày 01-01-2018 (ngày Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành) mà sau thời điểm này mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì khi xem xét cho hướng án treo, Tòa án căn cứ vào hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP hay Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP?

Hành vi buôn bán pháo nổ đã bị kết án về tội buôn bán hàng cấm theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 1999. Theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 có được xem xét miễn toàn bộ hình phạt hay không?

Vướng mắc: Người có hành vi buôn bán pháo nổ đã bị kết án về tội buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (bản án có hiệu lực pháp luật trước ngày 01-7-2015) chưa chấp hành hình phạt tù có thời hạn, hiện đang được hoãn thi hành án. Hiện nay Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định pháo nổ là hàng cấm thì người này có được xem xét miễn toàn bộ hình phạt hay không?

Khoản 1 Điều 264 quy định Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Vậy “người khác” trong quy định này được hiểu là người nào?

Vướng mắc: Khoản 1 Điều 264 (Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ) của Bộ luật Hình sự. Vậy người khác trong quy định này được hiểu là người nào? Có bao gồm người được giao điều khiển phương tiện giao thông hay không? Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.

Đối tượng bị bắt quả tang bán ma túy, qua điều tra thu được một lượng ma túy khác cất giấu trong nhà, đối tượng khai vừa để sử dụng vừa để bán, trường hợp này xử lý ra sao?

Vướng mắc: Trường hợp đối tượng bị bắt quả tang bán ma túy. Qua điều tra thu được một lượng ma túy khác mà đối tượng này cất giấu trong nhà, đối tượng khai vừa để sử dụng vừa để bán thì xử lý đối tượng này về tội mua bán trái phép chất ma túy hay tội tàng trữ trái phép chất ma túy? Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.

Thi hành án dân sự sẽ trả tiền cho các bị hại trong vụ án lừa đảo tại Công ty Alibaba ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên thuộc Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) phân tích, theo quy định pháp luật tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự thì thời hiệu yêu cầu thi hành án là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Trong vụ án này các bị hại phải có đơn đề nghị thi hành án để làm căn cứ giải quyết.