Language:
Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121)
11/10/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân khách thể chung là an ninh đối ngoại, an ninh đối nội và sự ổn định, vững mạnh của Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân chỉ có thể là người Việt Nam từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội này chỉ có thể là người Việt Nam, công dân Việt Nam bởi người nước ngoài hay người không quốc tịch không cần trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài, việc họ đến Việt Nam thực chất đã thực hiện hành vi đi sang nước ngoài.

Điều 12 Bộ luật hình sự quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối mọi loại tội là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Khoản 2 Điều 12 quy định các tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên tội phạm quy định tại tại Điều 121 không nằm trong số tội phạm quy định tại Khoản 2  Điều 12. Vì lý do này mà độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân là người đủ từ đủ 16 tuổi.

Khách thể của tội phạm:

Đây là điều luật quy định 02 tội phạm: Tội trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân và Tội trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân khách thể chung là an ninh đối ngoại, an ninh đối nội và sự ổn định, vững mạnh của Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp và mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân. Dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội phạm này. Người phạm tội nhận thức rõ việc trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài là nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại cho an ninh đối nội và an ninh đối ngoại của Nhà nước và mục đích của việc trốn đi là chống lại chính quyền nhân dân, xâm hại đến sự ổn định, vững mạnh của Bộ máy Nhà nước nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

Nếu việc trốn ra nước ngoài, trốn ở lại nước ngoài trái phép nhưng không nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân mà chỉ để sum họp gia đình hoặc vì mục đích kinh tế,...thì không coi là phạm tội này mà sẽ cấu thành các tội phạm khác quy định ở Điều 347 Bộ luật hình sự - Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép.

Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi thuộc mặt khách quan của Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân thể hiện ở hành vi trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.

Trốn đi nước ngoài là hành vi rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam một cách bất hợp pháp, bằng các thủ đoạn như: dùng giấy tờ giả mạo để đánh lừa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, lén lút trốn đi, dùng vũ lực hoặc đe doạ người có trách nhiệm kiểm soát để ra đi... Việc trốn đi nước ngoài có thể bằng đường bộ (vượt biên, trốn vào trụ sở Đại sứ quán, Lãnh sự quán, tổ chức quốc tế đặt tại nước ta, trốn lên tàu quân sự của nước ngoài...), trốn bằng đường thuỷ hoặc đường không.

Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên dù chưa vượt qua biên giới quốc gia. Ví dụ, người đang xuất trình giấy tờ giả mạo để trốn đi nước ngoài thì bị phát hiện và bắt giữ hoặc đang dùng vũ lực tấn công nhân viên có thẩm quyền để trốn đi nước ngoài thì bị bắt giữ.

Tội trốn ở lại nước ngoài là hành vi của người phạm tội đi ra nước ngoài một cách hợp pháp (như đi công tác, lao động, học tập...) nhưng đã trốn không về nước hoặc sau khi hoàn thành nhiệm vụ mà không trở về nước theo quy định. Người phạm tội có thể ở ngay nước mà họ đến học tập, lao động, công tác hoặc trốn sang nước khác. Người phạm tội đi ra nước ngoài một các hợp pháp phải có đủ điều kiện xuất cảnh theo Điều 33 Luật xuất nhập cảnh.

Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm phải về nước mà từ chối về nước hoặc đã trốn ở lại nước ngoài.

Hình phạt:

- Khoản 1. Phạt tù từ 03 năm đến 12 năm.

- Khoản 2. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

- Khoản 3. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 121. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân

1. Người nào trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Tội trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân Tội trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân Chống chính quyền nhân dân Trốn đi nước ngoài Trốn ở lại nước ngoài Luật xuất cảnh nhập cảnh Điều 121 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699