Language:

Thủ tục tách thửa đất được thực hiện thế nào?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp về thủ tục tách thửa đất được thực hiện thế nào? Tại Điều 220 Luật Đất đai năm 2024 quy định việc tách thửa đất phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện theo quy định. Tại Điều 7 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định thủ tục tách thửa đất theo Luật Đất đai năm 2024. Đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

Thời hiệu chia thừa kế được xác định thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thời hiệu chia di sản thừa kế được xác định thế nào? Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có 03 loại thời hiệu thừa kế như sau: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định trên. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Được đền bù ra sao khi xây mới nhà tập thể?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc được đền bù ra sao khi xây mới nhà tập thể. Hiện nay vấn đề xây mới, cải tạo nhà ở tập thể cũ được quy định tại rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Xây dựng… và các văn bản Nghị định, thông tư hướng dẫn hiện hành có liên quan. Theo quy định của pháp luật hiện thành thì nhà tập thể có 02 hình thức đó là Nhà tập thể là thuộc tài sản công và Nhà tập thể đã được nhà nước hóa giá và công nhận - cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức. Trong trường hợp này, được xác định là xây mới nhà tập thể đã được nhà nước hóa giá và giao cho các cá nhân tổ chức. Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định số 98/2024/NĐ-CP ngày 25/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong đó có nêu điều, khoản chi tiết về bồi thường giá trị quyền sử dụng đất, giá trị còn lại của căn hộ cho chủ sở hữu nhà chung cư, cụ thể tại điểm a, điểm b, khoản 7, Điều 70 Luật Nhà ở năm 2023.

Đính chính, thu hồi, hủy Sổ đỏ đã cấp ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quy định đính chính, thu hồi, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp ra sao? Tại Điều 152 Luật Đất đai năm 2024 quy định việc đính chính, thu hồi, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp. Đính chính đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có sai sót. Thu hồi đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp.

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong tố tụng hình sự

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quy định giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong tố tụng hình sự. Tại khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người: Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Yêu cầu phản tố của bị đơn trong vụ án dân sự

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về yêu cầu phản tố của bị đơn trong vụ án dân sự. Quyền được đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định tại khoản 1 Điều 200  Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 như sau: “Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập”. Có nghĩa, sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án hoặc sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Song trong thực tế hiện nay vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa yêu cầu phản tố của bị đơn với ý kiến của bị đơn dẫn đến trường hợp Tòa án không xem xét yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc chỉ là ý kiến của bị đơn nhưng Tòa án lại xem xét giải quyết như yêu cầu phản tố của bị đơn.

Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự. “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập” và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.

Quyền nhờ người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quyền nhờ người bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Xuất phát từ các quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quy định tại các Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa”, do đó việc tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa là quyền hiển nhiên của người bị buộc tội. Tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, theo đó cơ quan tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định. Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Việc thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng phải ghi vào biên bản. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn rất nhiều cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không phổ biến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng (bao gồm người bị buộc tội) dẫn tới vi phạm thủ tục tố tụng, xâm phạm quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng (bao gồm người bị buộc tội).

Thủ tục cấp đổi sổ đỏ được thực hiện ra sao?

Luật sư Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp câu hỏi thủ tục cấp đổi sổ đỏ được thực hiện ra sao? Tại điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Theo đó, việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp được thực hiện đối với các trường hợp sau: Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 2024 sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất? Tại khoản 11, Điều 3 Luật Đất đai năm 2024 quy định “Chuyển mục đích sử dụng đất” là việc người sử dụng đất được thay đổi từ mục đích sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác theo quy định của Luật Đất đai. Do đó, khi người sử dụng đất có nhu cầu thay đổi từ mục đích sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác phải thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định. Điều 121 Luật Đất đai năm 2024, thì những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Cấp Sổ đỏ cho đất sử dụng trước 01-7-2014 nhưng không có giấy tờ

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 138 Luật Đất đai năm 2024 quy định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân “đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền”. Theo đó, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 Luật Đất đai, không thuộc trường hợp quy định tại Điều 139 và Điều 140 Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau...

Điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên đất ở

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo điểm a, khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai năm 2024 về phân loại đất thì “Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị” được xếp vào nhóm đất phi nông nghiệp. Tại khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai năm 2024 về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định: “Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.” Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở theo Luật Đất đai năm 2024 có sự khác biệt so với Luật Đất đai năm 2013. Tại khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024 quy định các trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân như sau: