Language:
Giới hạn quyền đối với giống cây trồng
29/06/2024
icon-zalo

Điều 190. Hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng

1. Các hành vi sau đây không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo hộ:

a) Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;

b) Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thử nghiệm;

c) Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng khác, trừ trường hợp quy định tại Điều 187 của Luật này;

d) Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình.

2. Quyền đối với giống cây trồng không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài, trừ các hành vi sau đây:

a) Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng đó;

b) Liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng.

Điều 191. Nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng

1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì mức thù lao trả cho tác giả quy định như sau:

a) 10% lợi nhuận trước thuế mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng thu được do sử dụng giống cây trồng được bảo hộ để sản xuất, kinh doanh;

b) 15% tổng số tiền mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trước khi nộp thuế theo quy định;

c) 35% tổng số tiền mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng nhận được từ việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng trong lần đầu tiên trước khi nộp thuế theo quy định và không được nhận thù lao đối với lần chuyển nhượng tiếp theo và thù lao theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

 2. Đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng trả thù lao cho tác giả theo quy định sau đây:

a) Tối thiểu 10% và tối đa 15% lợi nhuận trước thuế mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng thu được do sử dụng giống cây trồng được bảo hộ để sản xuất, kinh doanh;

b) Tối thiểu 15% và tối đa 20% tổng số tiền mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trước khi nộp thuế theo quy định;

c) Tối thiểu 20% và tối đa 35% tổng số tiền mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng nhận được từ việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng trong lần đầu tiên trước khi nộp thuế theo quy định và không được nhận thù lao đối với lần chuyển nhượng tiếp theo và thù lao theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

3. Trong trường hợp giống cây trồng có đồng tác giả, mức thù lao quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là mức dành cho các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng chi trả.

4. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ giống cây trồng.

5. Nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng trong thời hạn ba tháng sau ngày cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng đối với năm hiệu lực đầu tiên và trong tháng đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo đối với các năm sau.

6. Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp thông tin, vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ theo yêu cầu của cơ quan bảo hộ giống cây trồng; duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo tính trạng mô tả tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng.

Điều 191a. Nghĩa vụ của tổ chức chủ trì đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước[189]

1. Nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu.

2. Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo quy định tại Điều 191 của Luật này.

3. Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà Nhà nước hỗ trợ đến 30% tổng số vốn, phần lợi nhuận sau thuế thu được từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền, góp vốn từ giống cây trồng tương ứng với tỷ lệ góp vốn của Nhà nước sau khi đã trả thù lao cho tác giả được sử dụng theo quy chế quản lý tài chính của tổ chức chủ trì.

4. Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà Nhà nước hỗ trợ trên 30% tổng số vốn, việc phân chia lợi nhuận sau thuế thu được từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền, góp vốn từ giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước sau khi đã trả thù lao cho tác giả thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước thì tối thiểu 50% phần lợi nhuận còn lại được dùng để đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ; số lợi nhuận còn lại được sử dụng theo quy chế quản lý tài chính của tổ chức chủ trì;

b) Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn thì phần lợi nhuận còn lại được chia cho các bên tương ứng với tỷ lệ vốn đã đóng góp vào nhiệm vụ khoa học và công nghệ đó. Phần lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ góp vốn của Nhà nước được tổ chức chủ trì sử dụng theo quy định tại điểm a khoản này.

5. Tổ chức chủ trì được cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng được đăng ký theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 164 của Luật này có nghĩa vụ thực hiện các quyền đối với giống cây trồng theo quy định, thực hiện các biện pháp bảo vệ, nộp báo cáo hằng năm cho cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về việc thực hiện quyền, biện pháp bảo vệ và việc phân chia lợi nhuận.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 191b. Quyền của Nhà nước đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước[190]

1. Đại diện chủ sở hữu nhà nước thông báo công khai trong thời hạn chín mươi ngày để giao quyền đăng ký giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 191a của Luật này;

b) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ có văn bản báo cáo đại diện chủ sở hữu nhà nước về việc không có nhu cầu đăng ký.

2. Trường hợp không giao được quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này, đại diện chủ sở hữu nhà nước công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nội dung giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước mà không cần sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Người nắm độc quyền sử dụng không thực hiện trong một thời gian hợp lý các biện pháp hiệu quả để sử dụng giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà Nhà nước hỗ trợ trên 30% tổng số vốn;

b) Việc sử dụng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, bảo đảm dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.

4. Việc trả khoản tiền đền bù cho người nắm độc quyền sử dụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng giống cây trồng theo quy định tại khoản 3 Điều này được thực hiện như sau:

a) Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng không phải trả tiền đền bù;

b) Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng không phải trả tiền đền bù đối với phần quyền sử dụng tương ứng với phần ngân sách nhà nước đầu tư nhưng phải trả tiền đền bù với phần quyền sử dụng tương ứng với phần vốn đầu tư còn lại. Khoản tiền đền bù trả cho người nắm độc quyền sử dụng được xác định theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 195 của Luật này.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Văn phòng Luật sư Nhân Chính

Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338

Email: Luatsunhanchinh@gmail.com

Tags
Giới hạn quyền đối với giống cây trồng Quyền đối với giống cây trồng Giống cây trồng Hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng Nghĩa vụ của tổ chức chủ trì đối với giống cây trồng Quyền của nhà nước đối với giống cây trồng Tranh chấp giống cây trồng Tranh chấp sở hữu trí tuệ Luật sở hữu trí tuệ sở hữu trí tuệ Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Luật luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Nhân Chính Law Firm Lawyer Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Cần tìm luật sư Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư thừa kế Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Pháp luật Pháp lý Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699