Language:

Hướng dẫn - Giải đáp

Chánh án hay Thẩm phán được phân công sẽ thực hiện việc đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự quy định tại khoản 5 Điều 75 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015?

Vướng mắc: Khoản 5 Điều 75 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Sau khi kiểm tra giấy tờ và thấy người đề nghị có đủ điều kiện làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Tòa án phải vào sổ đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và xác nhận vào giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”. Vậy trường hợp này Chánh án hay Thẩm phán được phân công sẽ thực hiện việc đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?

Quy định về lãi suất tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 có áp dụng đối với hợp đồng vay tài sản được xác lập trước ngày 01-01-2017 hay không?

Vướng mắc: Quy định về lãi suất tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 có áp dụng đối với hợp đồng vay tài sản được xác lập trước ngày 01/01/2017 hay không? Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 của Toà án nhân dân tối cao về việc Giải đáp một số vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự.

Trường hợp nhiều người thừa kế đang cùng quản lý di sản hoặc mỗi người thừa kế quản lý di sản một giai đoạn khác nhau mà có tranh chấp về quyền sở hữu đối với di sản hết thời hiệu

Vướng mắc: Trường hợp nhiều người thừa kế đang cùng quản lý di sản hoặc mỗi người thừa kế quản lý di sản một giai đoạn khác nhau mà có tranh chấp về quyền sở hữu đối với di sản hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế thì Tòa án có được áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản hay không?

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản. Quy định này có áp dụng đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01-01-2017 không?

Vướng mắc: Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Quy định này có áp dụng đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/01/2017 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành) hay không? Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 của Toà án nhân dân tối cao Về việc Giải đáp một số vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự.

Vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định hành chính, thì Tòa án đều phải đưa cơ quan đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không?

Vướng mắc: Có phải mọi vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định hành chính thì Tòa án đều phải đưa cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không? ông văn số 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016 của Toà án nhân dân tối cao Giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự.

Có được hiểu rằng chỉ những vụ án có tranh chấp về nuôi con mới lấy ý kiến của con trên 07 tuổi? Dựa vào quy định pháp luật nào?

Vướng mắc: Theo quy định tại khoản 3 Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì: “Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên... Như vậy, có được hiểu rằng chỉ những vụ án có tranh chấp về nuôi con mới lấy ý kiến của con? Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: "...con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Vậy áp dụng quy định nào mới đúng?

Trong vụ án hôn nhân và gia đình, thẩm phán thu thập chứng cứ tại cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em? Vậy các cơ quan này là cơ quan nào?

Vướng mắc: Đối với các vụ án hôn nhân và gia đình theo quy định tại Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Thẩm phán phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp tại cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em? Vậy, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em là cơ quan nào? Cơ quan ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hay nơi thường xuyên sinh sống? Nếu có đương sự cư trú khác tỉnh thì giải quyết như thế nào?

Trong vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến con chưa thành niên thì Tòa án có phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp?

Vướng mắc: Trong vụ án hôn nhân và gia đình có liên quan đến con chưa thành niên mà đương sự thuận tình ly hôn và thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án có phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án không? Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Toà án nhân dân tối cao về việc Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ.