Language:

Hướng dẫn - Giải đáp

Người đăng ký lại khai sinh không cung cấp được bản sao giấy khai sinh được cấp hợp lệ trước đây, việc đăng ký lại việc sinh trong trường hợp này hoàn toàn dựa trên cơ sở hồ sơ

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo khoản 5 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định “Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên.

Người dân đi làm thủ tục đăng ký lại khai sinh nhưng chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng, công chức tư pháp - hộ tịch hướng dẫn họ đến công an nhưng công an không xác nhận

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Sở Tư pháp sẽ đưa nội dung này vào Công văn tổng hợp chung những khó khăn, vướng mắc để trao đổi với Công an tỉnh. Tuy nhiên cần lưu ý theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì Chứng minh nhân dân không phải là giấy tờ bắt buộc duy nhất khi xuất trình để đăng ký các sự kiện hộ tịch. Theo đó, người dân có thể xuất trình bất kỳ giấy tờ nào có dán ảnh và thông tin cá nhân còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.

Cán bộ công an yêu cầu phải xuất trình giấy khai sinh mới xem xét giải quyết việc bổ sung, điều chỉnh ngày, tháng trong giấy tờ cá nhân

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, việc xác định nội dung đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch và Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.

Giấy khai sinh được cấp theo chế độ cũ nhưng sổ hộ tịch không còn lưu giữ thì có được đăng ký lại hay không?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích tại Điều 24 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại. Nghị định chưa quy định về điều kiện bản chính vẫn còn nhưng bị hư hỏng, rách nát thì có được đăng ký lại hay không

Người dân có yêu cầu cấp lại bản chính giấy khai sinh do đã thất lạc bản chính thì bị công chức tư pháp từ chối

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành không quy định công dân được cấp lại bản chính giấy khai sinh, nên đề nghị các cơ quan đăng ký hộ tịch chấp hành nghiêm túc. Do Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc, có ý nghĩa quan trọng nên khi trả kết quả người dân cần giải thích cho người dân hiểu về giá trị của bản chính Giấy khai sinh, người dân phải có trách nhiệm bảo quản và giữ gìn để sử dụng lâu dài.

Khi tiến hành phiên hoà giải, đối thoại theo Điều 25 Luật Hòa giải đối thoại tại Toà án thì Hòa giải viên có được lập biên bản hòa giải, đối thoại sau mỗi phiên hòa giải, đối thoại hay không?

Vường mắc: Khi tiến hành phiên hoà giải, đối thoại theo Điều 25 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Toà án thì Hòa giải viên có được lập biên bản hòa giải, đối thoại sau mỗi phiên hòa giải, đối thoại hay không? Công văn số 196/TANDTC-PC ngày 03/10/2023 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong công tác xét xử.

Theo Điều 40 Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án thì mức thù lao cho Hoà giải viên từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng trên vụ việc, Tòa án ấn định mức thù lao đối với từng vụ việc ra sao?

Vướng mắc: Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 16/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp, việc quản lý, sử dụng chi phí hoà giải, đối thoại tại Toà án và thù lao Hoà giải viên tại Toà án đối với các vụ, việc chấm dứt hoà giải, đối thoại theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án thì mức thù lao cho Hoà giải viên là từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng/vụ việc. Vậy, Tòa án ấn định mức thù lao đối với từng vụ việc cụ thể như thế nào?

Một bên tham gia hòa giải, đối thoại có yêu cầu thay đổi thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành thì Tòa án xử lý như thế nào?

Vướng mắc: Tại biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại, các bên đã yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành. Tuy nhiên, trong quá trình Tòa án xem xét để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành thì một bên tham gia hòa giải, đối thoại có yêu cầu thay đổi thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành thì Tòa án xử lý như thế nào?