Tại Điều 66 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú. Theo đó, người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Cụ thể:
Điều 66 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý tài sản phải thực hiện. Theo đó, có 04 nhóm nghĩa vụ đối với người quản lý, bao gồm:
(1) Người quản lý phải giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình: Nghĩa vụ này yêu cầu sự tận tâm và ý thức trách nhiệm của người quản lý. Đây cũng chính là mục đích trong việc giao tài sản của người vắng mặt cho người khác quản lý trong thời gian họ đang biệt tích.
(2) Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng: Người quản lý phải bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng. Việc bản các tài sản có nguy cơ bị hư hỏng là để giữ được giá trị của tài sản. Tránh cho người vắng mặt bị thiệt hại về tài sản khi họ không đang trực tiếp thực hiện được việc chăm sóc, quản lý và định đoạt tài sản của mình.
(3) Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án: Người quản lý phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án. Việc quản lý tài sản của người vắng mặt hướng tới sự cân bằng lợi ích của bản thân họ và lợi ích của những người mà họ có nghĩa vụ phải thực hiện. Do đó, trong những trường hợp người vắng mặt phải thực hiện các nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án như cấp dưỡng, trả nợ, thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác thì người quản lý có thể thực hiện thay cho người vắng mặt, trên cơ sở giá trị tài sản đang quản lý.
(4) Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết, nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường: Người quản lý phải giao tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết. Nghĩa vụ này được đặt ra để tránh tình trạng người quản lý lợi dụng tình trạng chiếm hữu tài sản trong thời gian chủ sở hữu vắng mặt để chiếm giữ tài sản. Vai trò của người quản lý tài sản được xác định là chấm dứt khi người vắng mặt trở về. Do đó, họ cần giao lại tài sản cho chủ sở hữu tài sản. Trong trường hợp tài sản bị thiệt hại xuất phát từ lỗi của người quản lý thì người quản lý còn phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản.
Tuy nhiên, quy định của điều luật vẫn còn điểm chưa thực sự chặt chẽ, giả sử khi người vắng mặt trở về, họ lại ở trong tình trạng đặc biệt như mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi… Như vậy, nghĩa vụ này của người quản lý sẽ là không hợp lý. Bởi chủ sở hữu không có khả năng tiếp nhận tài sản được chuyển giao. Tuy nhiên, nếu yêu cầu người quản lý chuyển giao tài sản cho người giám hộ hoặc người đại diện của chủ thể này thì trong quy định của điều luật lại không đề cập đến. Điều 66 Bộ luật Dân sự năm 2015 kế thừa nguyên vẹn quy định tại Điều 76 Bộ Luật dân sự năm 2005.
Điều 66. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình.
2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.
3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.
4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338