Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
Quyền bề mặt là quyền của chủ thể đối với tài sản là mặt đất, được ghi nhận trong luật La Mã từ rất lâu, đó là quyền sử dụng bề mặt đất để tạ lập ra các tài sản gắn liền với đất. Tại Việt Nam quyền bề mặt cũng được công nhận và bảo hộ trong các hệ thống các quy phạm pháp luật. Theo đó, quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác. Tại Điều 271 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nội dung của quyền bề mặt như sau:
Thứ nhất, chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thứ hai, chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sản được tạo lập theo quy định tại khoản 1 Điều 271 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Thứ ba, trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao.
Kể từ khi quyền bề mặt có hiệu lực cá nhân, pháp nhân có quyền khai thác, sử dụng tài sản theo mục đích, nhu cầu của chính mình, nhưng phải phù hợp với công dụng của tài sản, phù hợp quy định của pháp luật về mục đích sử dụng tài sản, phương thức sử dụng tài sản…
Những tài sản phát sinh từ việc chủ thể sử dụng quyền bề mặt thuộc về sở hữu của chủ thể có quyền. Chủ thể có quyền bề mặt không có quyền sở hữu tài sản, nhưng có quyên sở hữu những tài sản sinh ra từ hoạt động đầu tư, khai thác tìa sản, theo đó chủ thể có quyền định đoạt tài sản đó thông qua việc thực hiện các hành vi cho, tặng, thừa kế, bán… Tuy nhiên đặc điểm của quyền bề mặt là đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai đều thuộc về đất, vì vậy việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản hình thành trên đất mà không liên quan đến quyền sở hữu đất của chủ sở hữu phải được đăng ký trong một số trường hợp nhất định.
Quyền bề mặt có thể được chuyển giao, người có quyền bề mặt có thể chuyển giao quyền bề mặt của mình cho người khác hoặc chỉ chuyển giao một phần. Người được chuyển giao được quyền thực hiện khai thác, sử dụng tài sản trong phạm vi phần quyền được chuyển giao.
Điều 271. Nội dung của quyền bề mặt
1. Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sản được tạo lập theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338