Language:
Pháp nhân phi thương mại (Điều 76)
18/05/2024
icon-zalo

Khác với pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận thì pháp nhân phi thương mại có nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc vào từng loại pháp nhân phi thương mại cụ thể nhưng đây là những pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc trong quá trình hoạt động của pháp nhân phi thương mại thì không có phát sinh lợi nhuận, ví dụ: Quỹ từ thiện H gửi tiền từ thiện tại ngân hàng và có lãi phát sinh, đối với trường hợp có lợi nhuận thì lợi nhuận này cũng được dùng để thực hiện hoạt động của pháp nhân hay chỉ dùng cho những công việc khác mà không được phân chia cho các thành viên.

Pháp nhân phi thương mại gồm:

(1) Cơ quan nhà nước: Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, mang quyền lực nhà nước. Trong trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, hoạt động quyền lực đó mang tính cưỡng chế bằng bộ máy đặc biệt. Quyền lực của mỗi cơ quan nhà nước tùy thuộc vào vị trí, chức năng của cơ quan đó trong hệ thống cơ quan nhà nước và được thể chế hóa thành nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong pháp luật. Như vậy, cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước, gồm một tập thể người hay một người thay mặt nhà nước đảm nhiệm một công việc (nhiệm vụ) hoặc tham gia thực hiện một chức năng của Nhà nước bằng các hình thức và phương pháp hoạt động nhất định. Theo Hiến pháp năm 2013, ở nước ta có các loại cơ quan nhà nước sau:

- Các cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương); 

- Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có chức năng quản lý nhà nước thuộc Chính phủ; ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân;

- Các cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự, các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác do Luật định;

- Các cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự, Viện kiểm sát nhân dân địa phương;

- Chủ tịch nước: là một chức vụ nhà nước, một cơ quan đặc biệt thể hiện sự thống nhất quyền lực, có những hoạt động thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nên không xếp vào bất kỳ một loại cơ quan nào;

(2) Đơn vị vũ trang nhân dân: Tại Điều 23 Luật Quốc phòng năm 2018 quy định: “Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ". Trong đó, lực lượng Quân đội bao gồm Lục quân, Hải quân, Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng và chịu sự điều động của Bộ Tổng tham mưu; Lực lượng Công an bao gồm An ninh và Cảnh sát, chịu sự quản lý của Bộ Công an. Riêng lực lượng Dân quân - Tự vệ là lực lượng quản lý hỗn hợp của Bộ Quốc phòng và cơ quan hành chính địa phương.

(3) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp:

- Tổ chức chính trị: là tổ chức mà thành viên cùng hoạt động với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định; thành viên của tổ chức này là đại diện của một giai cấp hay một lực lượng xã hội; nhiệm vụ chủ yếu là giành và giữ chính quyền;

- Tổ chức chính trị- xã hội: là tổ chức mang màu sắc chính trị với vai trò là đại diện của các tầng lớp trong xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân. Ở Việt Nam hiện có các tổ chức chính trị – xã hội là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

- Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp: là tổ chức hình thành theo các quy định của nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước; hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề xã hội; hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện; 

- Tổ chức xã hội: Tổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, được hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước, nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên;

- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp: là tổ chức được sáng lập theo sáng kiến của tổ chức, cá nhân khác nhau. Hoạt động của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp được đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng là tổ chức hoạt động mang tính chất tự quản, cơ cấu tổ chức nội bộ của từng tổ chức do tổ chức đó quyết định hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện khi hình thành tổ chức. Ví dụ: Đoàn Luật sư, Trọng tài kinh tế;

(4) Quỹ xã hội: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích chính nhằm hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận (khoản 2 Điều 3 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện);

(5) Quỹ từ thiện: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích chính nhằm hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục đích lợi nhuận (khoản 2 Điều 3 Nghị định số 30/2012/NĐ- CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện);

 (6) Doanh nghiệp xã hội: Doanh nghiệp xã hội được hình thành từ các sáng kiến xã hội, trên nền tảng nhu cầu giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể của cộng đồng, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân của những người sáng lập. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định pháp luật;

- Mục tiêu hoạt động nhàm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký (Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

(7) Các tổ chức phi thương mại khác:

Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan

Điều 76. Pháp nhân phi thương mại

1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Văn phòng Luật sư Nhân Chính

Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Pháp nhân phi thương mại Pháp nhân Không có mục tiêu chính tìm kiếm lợi nhuận Pháp nhân không tìm kiếm lợi nhuận Có lợi nhuận cũng không phân chia cho thành viên Cơ quan nhà nước Đơn vị vũ trang nhân dân Tổ chức chính trị Tổ chức chính trị xã hội Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp Tổ chức xã hội Tổ chức xã hội nghề nghiệp Quỹ xã hội Quỹ từ thiện Doanh nghiệp xã hội Các tổ chức phi thương mại Thành lập pháp nhân phi thương mại Chấm dứt pháp nhân phi thương mại Điều 76 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Luật luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Nhân Chính Law Firm Lawyer Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Cần tìm luật sư Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư thừa kế Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Pháp luật Pháp lý Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699 Phi thương mại thương mại