Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
Tội vi phạm quy định về giam giữ xâm phạm trực tiếp đến hoạt động của cơ quan tố tụng; đến công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, có thể gây ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vụ án. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội vi phạm quy định về giam giữ quy định tại Điều 388 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của Tội vi phạm quy định về giam giữ phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Chủ thể của tội phạm này là cũng là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có thẩm quyền hoặc có nhiệm vụ giam giữ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự hoặc Luật Thi hành án mới là chủ thể của tội phạm này.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXIV Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của Tội vi phạm quy định về giam giữ là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Khách thể của tội phạm:
Tội vi phạm quy định về giam giữ xâm phạm trực tiếp đến hoạt động của cơ quan tố tụng; đến công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, có thể gây ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vụ án.
Quy định về giam giữ theo Điều 388 Bộ luật Hình sự có thể là quy định về giam giữ người, thu giữ tang vật chứng, chứng cứ phạm tội như ma túy, thuốc hướng thần, tang vật của vụ án như con dao có vết máu của nạn nhân...
Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội vi phạm quy định về giam giữ được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hậu quả của hành vi phạm tội và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc để hậu quả tự xảy ra.
Mặt khách quan của tội phạm:
Vi phạm quy định về giam giữ được hiểu là hành vi gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ; hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản, cưỡng đoạt tài sản nơi giam giữ hoặc đưa vào nơi giam giữ, tàng trữ, chiếm đoạt hoặc tổ chức sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiệm thuốc hướng thần, đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân.
Các hành vi đó có thể thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
a) Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ;
b) Không có trách nhiệm mà đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân hoặc phương tiện ghi âm, ghi hình trong cơ sở giam giữ.
Hậu quả của tội phạm không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm hành vi khách quan nêu trên xảy ra.
Hình phạt:
- Khoản 1. Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Khoản 2. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Khoản 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm cư trú từ 01 năm đến 03 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 03 năm.
Điều 388. Tội vi phạm quy định về giam giữ
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ;
b) Không có trách nhiệm mà đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân hoặc phương tiện ghi âm, ghi hình trong cơ sở giam giữ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm cư trú từ 01 năm đến 03 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 03 năm.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338