Language:

Phổ biến pháp luật

Nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ (Điều 366)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 366 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ. Theo đó, người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền; Người chuyển giao quyền yêu cầu vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.

Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản (Điều 385)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính, Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của công dân, nó không chỉ gây khó khăn cho việc xác định sự thật của vụ án mà trong một số trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc khắc phục thiệt hại, bảo đảm việc bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Vì việc kê biên tài sản là một biện pháp để thi hành hình phạt bổ sung (tịch thu tài sản hoặc phạt tiền); hoặc thi hành khoản bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản quy định tại Điều 385 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chuyển giao quyền yêu cầu (Điều 365)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 365 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu. Theo đó, bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây: (1) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín; (2) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.

Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu (Điều 384)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của công dân làm cho việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án bị kéo dài, bị sai lệch, thậm chí làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm; gây thiệt hại nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho các đương sự... Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu quy định tại Điều 384 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trách nhiệm pháp lý vụ tài xế xe khách gây tai nạn chết 4 người ở Đồng Nai?

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư Hà Nội) phân tích, vụ tai nạn giữa xe khách giường nằm và xe 16 chỗ khiến 4 người chết tại chỗ ở Đồng Nai là vụ tai nạn rất nghiêm trọng, qua dữ liệu camera cho thấy vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm, thời tiết có mưa và tốc độ của xe khách lưu thông khá nhanh, tài xế xe khách vượt xe tải đi cùng chiều phía trước khi không đủ an toàn, do chạy bới tốc độ cao khi vượt đã đâm vào đuôi phải xe tải phía trước dẫn tới chiếc xe khách lao sang làn đường ngược chiều đúng lúc đó xe khách 16 chỗ lao đến và va chạm liên hoàn xảu ra khiến tài xế và hành khách tử vong, bị thương.

Từ vụ bị cáo 66 tuổi tại Hải Phòng bị ngất khi xét xử, Tòa án có được xét xử quá giờ hành chính?

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) phân tích, thực tiễn xét xử cho thấy không phải phiên tòa nào cũng khai mạc hay kết thúc trong giờ hành chính, có phiên tòa diễn ra trong vài tiếng nhưng có phiên tòa phải xét xử cả thứ bảy, chủ nhật; có phiên tòa xét xử trong một ngày nhưng cũng có phiên tòa kéo dài một tuần, cả một tháng, thời gian nghỉ là do hội đồng xét xử ấn định, theo quy định pháp luật tố tụng thì việc xét xử phải được tiến hành liên tục trừ thời gian nghỉ. Hiện nay luật chưa có quy định việc không được xét xử quá giờ hành chính hoặc vào ngày nghỉ.

Quyền gặp người bị buộc tội đang bị tạm giam của Luật sư được quy định ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, để đảm bảo quyền con người, quyền bào chữa của người bị buộc tội được đề cao, pháp luật cho phép người bị buộc tội và người thân thích của người bị buộc tội có quyền nhờ người bào chữa, quyền nhờ người bào chữa còn được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật cao nhất là Hiến pháp, cụ thể khoản 4 Ðiều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa

Trong vụ án ly hôn, do đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nên Tòa án đưa vụ án ra xét xử và ra bản án sơ thẩm. Quyết định về án phí ra sao?

Vướng mắc: Trong vụ án hôn nhân và gia đình, trước khi mở phiên tòa xét xử, đương sự tự nguyện ly hôn nhưng không thỏa thuận được về con chung và tài sản chung. Do đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nên Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử và ra bản án sơ thẩm. Trường hợp này, Tòa án phải quyết định về án phí như thế nào?