Language:
Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc (Điều 312)
09/08/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Khách thể của Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc là trật tự quản lý Nhà nước đối với chất cháy, chất độc, trật tự an toàn công cộng. Đối tượng tác động của tội phạm là chất cháy, chất độc. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc quy định tại Điều 312 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt. Chỉ những người có trách nhiệm trong việc quản lý sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán chất cháy, chất độc mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 thuộc Chương XXI Bộ luật hình sự. Như vậy, chủ thể của Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Khách thể của tội phạm:

Khách thể của Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc là trật tự quản lý Nhà nước đối với chất cháy, chất độc, trật tự an toàn công cộng. Đối tượng tác động của tội phạm là chất cháy, chất độc.

Theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013, thì "cháy" được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. "Chất nguy hiểm về cháy, nổ" là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hoá, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ. Còn Luật Hóa chất năm 2007 quy định hoá chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm sau: Độc cấp tính; độc mãn tính; gây kích ứng với con người; gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; gây biến đổi gen; độc đối với sinh sản; tích luỹ sinh học; ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ; độc hại đến môi trường.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán chất cháy, chất độc là do vô ý, có thể là lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc lỗi vô ý vì cẩu thả. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội phạm là hành vi vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc xử lý chất cháy, chất độc.

Vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc xử lý chất cháy, chất độc là hành vi của người có trách nhiệm trong việc quản lý chất cháy, chất độc đã không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ, chất độc.

Các quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc xử lý chất cháy, chất độc được quy định tại Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2013 và Luật Hóa chất năm 2007.

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Cụ thể:

(1) Làm chết người;

(2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

(3) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

(4) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Trong trường hợp hậu quả nghiêm trọng chưa xảy ra, người phạm tội tuy không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng phải chịu xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy và chữa cháy; Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.

Hình phạt:

- Khoản 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:.

- Khoản 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

- Khoản 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

- Khoản 4: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 312. Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc

1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc xử lý chất cháy, chất độc gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Chất cháy Chất độc Quản lý chất cháy Quản lý chất độc Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy Tội vi phạm quy định về quản lý chất độc Vi phạm quy định về sản xuất chất cháy Vi phạm quy định về trang bị chất chất cháy Vi phạm quy định về sử dụng chất cháy Vi phạm quy định về bảo quản chất cháy Vi phạm quy định về lưu giữ chất cháy Vi phạm quy định về vận chuyển chất cháy Vi phạm quy định về mua bán chất cháy Vi phạm quy định về sản xuất chất độc Vi phạm quy định về trang bị chất chất độc Vi phạm quy định về sử dụng chất độc Vi phạm quy định về bảo quản chất độc Vi phạm quy định về lưu giữ chất độc Vi phạm quy định về vận chuyển chất độc Vi phạm quy định về mua bán chất độc Điều 312 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp luật sư lao động Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội NCLAW 0983951338 0936683699