Language:

Phổ biến pháp luật

Tội cưỡng bức lao động (Điều 297)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội cưỡng bức lao động là quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp, Bộ luật Lao động và các văn bản liên quan khác. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội cưỡng bức lao động quy định tại Điều 297 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Địa điểm thực hiện nghĩa vụ (Điều 277)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Điều 277 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định địa điểm thực hiện nghĩa vụ, cụ thể: Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận; Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau: Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản; Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản. Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi (Điều 296)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi quy định tại Điều 296 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người nào sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Đối tượng của nghĩa vụ (Điều 276)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Điều 276 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về đối tượng của nghĩa vụ. Theo đó, đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện; Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định. Từ quy định tại Điều 276 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể thấy đối tượng của nghĩa vụ bao gồm: tài sản và công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.

Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người (Điều 295)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người là an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn ở nơi đông người.  Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Căn cứ phát sinh nghĩa vụ (Điều 275)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 275 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Theo đó nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ như: Hợp đồng; Hành vi pháp lý đơn phương; Thực hiện công việc không có ủy quyền; Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; Căn cứ khác do pháp luật quy định.

Trách nhiệm pháp lý đối với người đàn ông cầm dao tấn công hàng xóm ở chung cư Hà Nội

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, qua dữ liệu camera và lời nhân chứng kể lại thì có thể thấy hành vi của người đàn ông cầm dao tấn công chủ căn hộ khác rất hung hãn, may mắn chưa có hậu quả thương tích xảy ra, cơ quan công an cần vào cuộc xác minh sự việc.

Tội cố ý gây nhiễu có hại (Điều 294)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính, người nào cố ý gây nhiễu có hại, cản trở hoạt động bình thường của hệ thống thông tin vô tuyến điện gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.