Language:
Căn cứ phát sinh nghĩa vụ (Điều 275)
25/07/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

Tại Điều 275 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Theo đó nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ như: Hợp đồng; Hành vi pháp lý đơn phương; Thực hiện công việc không có ủy quyền; Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; Căn cứ khác do pháp luật quy định.

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Đó là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho thuê, mượn tài sản hoặc về việc thực hiện một công việc, theo đó làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng. Với tính chất này, khi các bên thỏa thuận nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của nhau thì đây sẽ là căn cứ hình thành nghĩa vụ.

Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi của cá nhân thể hiện ý chí tự do, tự nguyện, tự định đoạt của bản thân nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Khi một người thực hiện một hành vi pháp ký đơn phương thì có thể làm phát sinh nghĩa vụ của người đó với người khác hoặc phát sinh nghĩa vụ của người khác với người thứ ba.

Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.

Khi một người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật sẽ làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả của người đó kể từ khi người đó có khoản lợi trong tay. Từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc được lợi thì phải hoàn trả khoản lợi mà mình đã thu được.

Thực hiện hành vi gây thiệt hại trái pháp luật sẽ phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại. Đây là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thực hiện hành vi gây thiệt hại trái pháp luật sẽ phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại. Trong quan hệ này, bên gây thiệt hại phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bên bị thiệt hại.

Trường hợp này do pháp luật khác quy định, để tránh sự bỏ sót phát sinh trong thực tiễn. Đó là những căn cứ pháp lý do pháp luật quy định điều chỉnh các quan hệ nghĩa vụ về tài sản giữa các chủ thể trong quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực dân sự. 

Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ

Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:

1. Hợp đồng.

2. Hành vi pháp lý đơn phương.

3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.

4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.

6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338