Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hòa giải tại cộng đồng là một trong những biện pháp giám sát giáo dục trong trường hợp người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự. Việc quy định cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án có quyền quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thể hiện nguyên tắc nhân đạo của Bộ luật Hình sự năm 2015. Quy định này nhằm mục đích để người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm, giúp đỡ họ phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
hòa giải
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính tư vấn và tham gia giải quyết tranh chất đất đai, hiện nay thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai thuộc UBND xã/phường/thị trấn, việc hòa giải tranh chấp đất đai là điều kiện để tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các bên.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 được Quốc hội thông qua ngày 20/06/2023. Luật này quy định về nguyên tắc, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng; hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của cơ quan, tổ chức; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh; quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án năm 2020 được Quốc hội thông qua ngày 16/06/2020. Luật này quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải, đối thoại tại Tòa án; quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Tòa án, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án; trách nhiệm của Tòa án trong hoạt động hòa giải, đối thoại; trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại và công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án. Hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 20/06/2013. Luật này quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên, tổ hòa giải; hoạt động hòa giải ở cơ sở; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong hoạt động hòa giải ở cơ sở. Hoạt động hòa giải của tòa án, trọng tài, hòa giải thương mại, hòa giải lao động và hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp thế nào là “hòa giải thành” trong vụ việc dân sự, “đối thoại thành” trong vụ án hành chính? Theo Công văn số 55/TANDTC-PC ngày 20/3/20218 của Tòa án nhân dân tối cao đưa ra tiêu chí để xác định hòa giải thành, đối thoại thành trong giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Sau khi thụ lý vụ án dân sự, vụ án hành chính, Thẩm phán tiến hành hòa giải, đối thoại mà sau khi hòa giải, đối thoại, người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc các đương sự thống nhất được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nên Tòa án không phải đưa vụ án ra xét xử thì được xác định là hòa giải thành, đối thoại thành. Sau khi thụ lý việc dân sự về yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, Thẩm phán tiến hành hòa giải mà sau khi hòa giải, vợ chồng đoàn tụ thì được xác định là hòa giải thành.