Language:

Khai sinh

Luật Hộ tịch năm 2014
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Hộ tịch năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014. Luật này quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; Cơ sở dữ liệu hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch, nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam, Luật nuôi con nuôi, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Bản chính giấy khai sinh đã có họ, tên chính thức, sau đó vì lý do khách quan hay chủ quan, người dân yêu cầu được thay đổi chữ đệm hay tên thì có được xem xét để thay đổi không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 28 cho phép các trường hợp (từ điểm a đến điểm e) sau khi đã đăng ký khai sinh, nếu cá nhân có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi tên khi có lý do chính đáng thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết, không phụ thuộc vào Tờ khai đăng ký khai sinh của công dân.
Quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền được khai sinh, khai tử. Theo đó, cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Cá nhân chết phải được khai tử. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.
Thông tư 04/2020/TT-BTP chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư 04/2020/TT-BTP chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (sau đây gọi là Nghị định số 123/2015/NĐ-CP) về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch; việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả đăng ký hộ tịch; trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử, nhận cha, mẹ, con và một số việc hộ tịch khác; việc đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử lưu động; ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch.