Language:

Luật quảng cáo

Quảng cáo sai sự thật về thuốc, thực phẩm chức năng bị xử lý ra sao?
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, hiện nay bên cạnh những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vẫn còn tồn tại rất nhiều những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về quảng cáo, quảng cáo không đúng bản chất của sản phẩm, quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung và quảng cáo không đúng nội dung đã được thẩm định.
Luật Quảng cáo năm 2012, sửa đổi năm 2018
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Quảng cáo năm 2012 được Quốc hội thông qua ngày 21/06/2012. Luật này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Các thông tin cổ động, tuyên truyền chính trị không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Người nổi tiếng và câu chuyện đạo đức trong quảng cáo!
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về người nổi tiếng và câu chuyện đạo đức trong quảng cáo! Cuôi năm 2024 cộng đồng mạng xôn xao trước thông tin một số người nổi tiếng, trong đó có Quang Linh Vlogs – một YouTuber nổi tiếng với hành trình thiện nguyện tại châu Phi – và Hằng Du Mục – TikToker chuyên du lịch Trung Quốc – bị cho là quảng cáo một sản phẩm liên quan đến sức khỏe không rõ nguồn gốc, với nhiều dấu hiệu thổi phồng công dụng. Trong đoạn video được lan truyền, người xem thấy các KOL (KOLs là viết tắt của cụm từ Key Opinion Leaders, nghĩa là Những người dẫn dắt dư luận hoặc Người có sức ảnh hưởng chính trong một lĩnh vực) này nhấn mạnh rằng sản phẩm "giúp khỏe mạnh, nâng cao đề kháng, phù hợp với mọi lứa tuổi", thậm chí ám chỉ khả năng hỗ trợ chữa bệnh. Sau khi cộng đồng mạng phản ứng, nhiều người tố rằng sau khi sử dụng sản phẩm, họ không thấy hiệu quả và có biểu hiện bất thường. Dù phía KOLs đã gỡ nội dung quảng cáo, xin lỗi công khai và cho rằng “do tin tưởng nhãn hàng”, nhưng hậu quả đã xảy ra và thực tế ngày 4/4/2025 Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố về Tội lừa dối khách hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự. Theo Luật Quảng cáo 2012, người thực hiện quảng cáo (bao gồm người mẫu, diễn viên, KOL, influencer...) phải chịu trách nhiệm về nội dung mình thể hiện nếu nội dung đó gây hiểu nhầm, sai sự thật, hoặc vi phạm quy định pháp luật.