Language:

Di chúc miệng

Di chúc (Điều 624)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc. Theo đó, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì di chúc là ý chí của một cá nhân nhằm dịch chuyển tài sản của mình sau khi chết cho người khác được thông qua một di chúc. Sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm định đoạt tài sản được thông qua hành vi pháp lý để dịch chuyển quyền sở hữu của người để lại di sản cho người khác sau khi người này chết.
Hình thức của di chúc (Điều 627)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Tại Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hình thức của di chúc. Theo đó, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Di chúc bằng văn bản (Điều 628)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc bằng văn bản. Theo đó, di chúc bằng văn bản gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Di chúc miệng (Điều 629)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định di chúc miệng. Theo đó, trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.