Language:

Biện pháp xử lý chuyển hướng

Biện pháp xử lý chuyển hướng trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 27 dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên thì các biện pháp xử lý chuyển hướng gồm: Khiển trách; Hạn chế khung giờ sinh hoạt, đi lại; Xin lỗi người bị hại; Bồi thường thiệt hại; Tham gia chương trình học tập, dạy nghề; Tham gia điều trị, tư vấn tâm lý bắt buộc; Lao động công ích; Cấm tiếp xúc; Cấm đến một địa điểm nhất định; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng với người chưa thành niên phạm tội?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng với người chưa thành niên phạm tội? Theo khoản 8 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024 quy định “Biện pháp xử lý chuyển hướng” là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 và khoản 12 Điều 36 của Luật Tư pháp người chưa thành niên. Tại Điều 34 Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định mục đích xử lý chuyển hướng nhằm: Xử lý kịp thời và hiệu quả đối với người chưa thành niên; Giúp người chưa thành niên thay đổi nhận thức, nhận biết, sửa chữa sai lầm đã gây ra, tự rèn luyện khắc phục, ngăn ngừa nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội và giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội; Đẩy mạnh việc hòa giải giữa người chưa thành niên và bị hại bị ảnh hưởng bởi hành vi phạm tội của người chưa thành niên; Nâng cao trách nhiệm của gia đình và cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động xử lý chuyển hướng; Hạn chế tác động tiêu cực của thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên; Ngăn ngừa người chưa thành niên phạm tội mới, tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
Các biện pháp xử lý chuyển hướng áp dụng với người chưa thành niên phạm tội
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích các biện pháp xử lý chuyển hướng áp dụng với người chưa thành niên phạm tội. Theo khoản 8 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024 quy định “Biện pháp xử lý chuyển hướng” là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 và khoản 12 Điều 36 của Luật Tư pháp người chưa thành niên. Cụ thể các biện pháp xử lý chuyển hướng áp dụng với người chưa thành niên phạm tội như sau.
Áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng với người chưa thành niên phạm tội ra sao?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, giải đáp về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng với người chưa thành niên phạm tội ra sao? Theo khoản 8 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024 quy định “Biện pháp xử lý chuyển hướng” là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 và khoản 12 Điều 36 của Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Nguyên tắc cơ bản của Luật Tư phám người chưa thành niên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về Nguyên tắc cơ bản của Luật Tư phám người chưa thành niên. Luật này quy định về xử lý chuyển hướng, hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng; thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên.
Quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên. Người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; Có người đại diện tham gia tố tụng; Được sự hỗ trợ của chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học trong trường hợp cần thiết; Được thông tin đầy đủ, kịp thời bằng ngôn từ đơn giản, thân thiện, dễ hiểu về những nội dung liên quan đến việc giải quyết vụ việc, vụ án; Được bảo đảm giữ bí mật cá nhân trong suốt quá trình giải quyết vụ việc, vụ án; Được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này; Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
Các biện pháp xử lý chuyển hướng người chưa thành niên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu các biện pháp xử lý chuyển hướng người chưa thành niên. Xử lý kịp thời và hiệu quả đối với người chưa thành niên. Giúp người chưa thành niên thay đổi nhận thức, nhận biết, sửa chữa sai lầm đã gây ra, tự rèn luyện khắc phục, ngăn ngừa nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội và giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội. Đẩy mạnh việc hòa giải giữa người chưa thành niên và bị hại bị ảnh hưởng bởi hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Nâng cao trách nhiệm của gia đình và cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động xử lý chuyển hướng. Hạn chế tác động tiêu cực của thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên. Ngăn ngừa người chưa thành niên phạm tội mới, tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
Quy định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về quy định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng, trừ trường hợp vụ án có yêu cầu giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc phải giải quyết vấn đề tịch thu tài sản. Thẩm phán, Hội đồng xét xử có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng quy định tại Điều 36 của Luật này. Ngay sau khi khởi tố bị can là người chưa thành niên, Cơ quan điều tra phải có văn bản yêu cầu người làm công tác xã hội trong danh sách quy định tại khoản 5 Điều 32 của Luật này tham gia tố tụng. Trường hợp cần thiết có thể yêu cầu trực tiếp, qua điện thoại hoặc phương tiện điện tử khác nhưng ngay sau đó phải gửi yêu cầu bằng văn bản.
Thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, người làm công tác xã hội phải xây dựng kế hoạch xử lý chuyển hướng và gửi đến cơ quan đã yêu cầu. Kế hoạch xử lý chuyển hướng phải có các nội dung chính sau đây: Biện pháp xử lý chuyển hướng đề xuất áp dụng; Thời gian, địa điểm thực hiện; Quyền, nghĩa vụ của người chưa thành niên theo quy định tại Điều 23 của Luật này; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. Trường hợp cần thiết, người làm công tác xã hội đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án cung cấp thông tin hoặc tổ chức cuộc họp để xây dựng kế hoạch xử lý chuyển hướng. Cuộc họp do người làm công tác xã hội chủ trì, có sự tham gia của người đại diện của người chưa thành niên là bị can và có thể có sự tham gia của người chưa thành niên là bị can, bị hại hoặc người đại diện của bị hại.
Thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Tòa án xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng trong các trường hợp sau đây: Theo đề nghị của Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát quy định tại điểm c khoản 4 Điều 55 và điểm h khoản 2 Điều 60 của Luật này; Tòa án tự mình xét thấy người chưa thành niên thuộc trường hợp được áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng theo quy định của Luật này. Ngay sau khi nhận được văn bản đề nghị, kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán giải quyết.
Khiếu nại, kiến nghị quyết định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về việc khiếu nại, kiến nghị quyết định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. Khi có căn cứ cho rằng quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, quyết định không áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng trái pháp luật thì thẩm quyền kiến nghị được thực hiện như sau: Cơ quan điều tra tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng có quyền kiến nghị quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, quyết định không áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng của Viện kiểm sát, Tòa án; Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, quyết định không áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng của Tòa án, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 151 của Luật này. Bị can là người chưa thành niên, bị hại, người đại diện của họ có quyền khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, quyết định không áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng cư trú có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Tổ chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng; Quyết định danh sách người giám sát thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại địa phương; phân công người trực tiếp giám sát thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng; Chỉ đạo tổ chức các chương trình dạy nghề, tìm việc làm, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống, các dịch vụ y tế, xã hội, hoạt động cộng đồng trên địa bàn để tạo điều kiện cho người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng tham gia; Hỗ trợ cho người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng được hưởng đầy đủ quyền ưu tiên và các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người chưa thành niên theo quy định; Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng học tập, làm việc giám sát, giáo dục người đó; Chỉ đạo lập dự toán kinh phí cho việc thực hiện các biện pháp xử lý chuyển hướng, trình cấp có thẩm quyền quyết định; Báo cáo cơ quan tiến hành tố tụng đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng về kết quả chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng;
Thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Trường giáo dưỡng phải bảo đảm có các khu vực nhà ở, bệnh xá, học văn hóa, học nghề, vui chơi, sinh hoạt chung, luyện tập thể dục, thể thao, thư viện, các cơ sở vật chất cần thiết khác và được bố trí, thiết kế phù hợp với người chưa thành niên. Phòng ở phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường. Diện tích chỗ nằm tối thiểu cho mỗi học sinh trường giáo dưỡng là 2,5 m2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chưa thành niên cư trú phải báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để ra quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.