Language:

Sở hữu chung

Sở hữu chung và các loại sở hữu chung (Điều 207)
Tại Điều 207 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định sở hữu chung và các loại sở hữu chung như sau: sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản; sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
Xác lập quyền sở hữu chung (Điều 208)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 208 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu chung, cụ thể: Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.
Sở hữu chung theo phần (Điều 209)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 209 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về sở hữu chung theo phần, cụ thể: Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung; Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Sở hữu chung của các thành viên gia đình (Điều 212)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Sở hữu chung của vợ chồng (Điều 213)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về sở hữu chung của vợ chồng như sau: sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia; vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Sở hữu chung trong nhà chung cư (Điều 214)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 214 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định sở hữu chung trong nhà chung cư, cụ thể: Phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tất cả các chủ sở hữu có thỏa thuận khác.
Sở hữu chung hỗn hợp (Điều 215)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 215 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định sở hữu chung hỗn hợp, cụ thể: Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
Định đoạt tài sản chung (Điều 218)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 218 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc định đoạt tài sản chung, cụ thể: Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình; việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
Chia tài sản thuộc sở hữu chung (Điều 219)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó.
Chấm dứt sở hữu chung (Điều 220)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 220 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc chấm dứt sở hữu chung, thì sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp sau đây: Tài sản chung đã được chia; một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung; tài sản chung không còn; trường hợp khác theo quy định của luật.
Bộ luật Dân sự năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015, Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.
Phần sở hữu riêng và sở hữu chung trong nhà chung cư được quy định ra sao?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về phần sở hữu riêng và sở hữu chung trong nhà chung cư theo Luật Nhà ở năm 2023. Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Nhà ở năm 2023 thì “nhà chung cư” là nhà ở có từ 02 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp. Tại Điều 142 Luật Nhà ở năm 2023 quy định phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung trong nhà chung cư.