Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
Ngoài hình thức sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần, Bộ luật Dân sự năm 2015 còn ghi nhận sở hữu chung hỗn hợp. Đây thực chất là hình thức sở hữu chung theo phần với chủ thể quyền sở hữu đặc thù hơn khi do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
Tại Điều 215 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định sở hữu chung hỗn hợp, cụ thể: Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận. Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo quy định tại Điều 209 Bộ luật Dân sự và quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.
Có thể thấy sở hữu chung hỗn hợp được xác định là một phần của sở hữu chung theo phần. Trong đó thì sở hữu chung hỗn hợp cũng giống như các loại sở hữu khác thì đều có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp của mình và phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. Bởi vì tài sản trong sở hữu chung hỗn hợp là các phần góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận cho nên cá nhân có quyền trong sở hữu chung hỗn hợp có quyền nêu trên phải tuân theo các quy định của pháp luật tuân theo nội dung này.
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Trong sở hữu chung theo phần có hình thức sở hữu chung hỗn hợp. Chủ sở hữu là một nhóm người bao gồm các cá nhân, pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế nhau, cùng góp vốn để sản suất, kinh doanh một ngành nghề nào đó nhằm thu lợi nhuận. Các thành phần kinh tế đó là thành phần kinh tế công, thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế hỗn hợp.
Tài sản chung trong trường hợp này được xác định là các nguồn vốn góp của các chủ sở hữu và nguồn lợi nhuận phát sinh từ hoạt động kinh doanh, sản xuất. Tài sản chung là vốn góp có thể là tiền mặt, cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị,..có thể phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh phù hợp. Trong quá trình sản xuất lợi nhuận được tạo ra được sáp nhập vào tài sản chung của các chủ sở hữu, đó là căn cứ để chia lợi nhuận cho các chủ thể.
Sở hữu chung hỗn hợp thực chất là một phạm trù kinh tế để chỉ hình thức góp vốn của các chủ sở hữu từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau để cùng nhau sản xuất, kinh doanh. Trong sở hữu chung hỗn hợp phần quyền của các chủ sở hữu được xác định rõ ràng dựa trên phần vốn góp của chủ sở hữu đó. Vì xác định rõ số vốn góp của từng chủ thể nên quyền, nghĩa vụ của các chủ thể được xác định rõ ràng và bị giới hạn trong phạm vi số vốn góp của mình. Tuy nhiên việc sử dụng, định đoạt tài sản chung của một chủ sở hữu có ảnh hưởng đến quyền của các chủ sở hữu còn lại, nên việc các chủ sở hữu phải tiến hành thỏa thuận về phương thức sử dụng, định đoạt tài sản đó. Theo đó các bên sẽ ủy quyền cho một đại diện có trách nhiệm thay mặt các chủ sở hữu còn lại thực hiện việc quản lý, giám sát, điều hành các hoạt động liên quan việc vận hành, sử dụng tài sản chung theo phương thức đã thỏa thuận.
Vì là sở hữu theo phần, phần quyền của các chủ sở hữu được xác định theo phần vốn góp, nên tài sản chung hỗn hợp có thể phân chia. Các chủ sở hữu có quyền yêu cầu chia tài sản khi không muốn tiếp tục cùng sản xuất, kinh doanh nữa. Nếu vốn góp ban đầu là máy móc thiết bị thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu chia có quyền bán phần quyền của mình.
Điều 215. Sở hữu chung hỗn hợp
1. Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
2. Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.
3. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo quy định tại Điều 209 của Bộ luật này và quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338