Việc tổ chức thực hiện và thi hành án treo được quy định trong hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật, thực tiễn thi hành án treo cũng đạt được những kết quả tích cực, song cũng tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần sửa đổi bổ sung để hoàn thiện.
án treo
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, xoá án tích là việc sau khi người phạm tội chấp hành xong hình phạt tù và trải qua thời gian thử thách nhất định thì được xóa án tích, khi được xóa án tích thì sẽ được xem là chưa từng bị kết án
Vướng mắc: Trong vụ án hình sự có đồng phạm bị Tòa án áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất côn đồ” hoặc tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội có tính chất côn đồ” theo quy định của Bộ luật Hình sự, đối với đồng phạm khác là người phạm tội có vai trò không đáng kể, không trực tiếp tham gia thực hiện hành vi phạm tội thì khi xét xử có được cho hưởng án treo không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích quy định về "Án treo" tại Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định" tại Điều 41 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được sửa đổi bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự về án treo. Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây: Bị xử phạt tù không quá 03 năm; Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục rút ngắn thời gian thử thách đối với người thi hành án treo. Tại Điều 89 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định việc rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo. Theo đó, người được hưởng án treo được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách khi có đủ các điều kiện sau: Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách; Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, trật tự được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp câu hỏi công chức, viên chức, người lao động bị án treo có được tiếp tục làm việc? Tại khoản 1 Điều 88 Luật Thi hành án hính sự năm 2019 quy định việc lao động, học tập của người được hưởng án treo như sau: “Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật”.