Language:
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Điều 41)
18/11/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định" tại Điều 41 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Khi nào áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định:

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.  

Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Điều 41 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là hình phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình phạt chính với nội dung là không cho phép họ đảm nhiệm chức vụ, làm nghề hoặc công việc nhất định sau khi chấp hành xong hình phạt chính nhằm mục đích củng cố, tăng cường hiệu quả của hình phạt chính cũng như để ngăn ngừa họ lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc đó để tiếp tục phạm tội.

Cũng như các hình phạt bổ sung khác, hình phạt này được áp dụng “làm cho việc xử lý hình sự được toàn diện, triệt để, phát huy tác dụng phòng ngừa riêng và răn đe chung của hình phạt”. Thông qua việc cấm người bị kết án đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định, hình phạt bổ sung này thực hiện chức năng phòng ngừa tội phạm vì nếu để cho người bị kết án tiếp tục đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề hoặc công việc đã bị lợi dụng thì có thể họ lại tiếp tục phạm tội, gây tác hại cho xã hội.

Bằng việc tác động trực tiếp đến người bị kết án, hình phạt còn có tác dụng gián tiếp răn đe những người không vững vàng trong xã hội, góp phần giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật, hỗ trợ cho công tác phòng và chống tội phạm. Đồng thời, việc áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định còn có tác dụng củng cố kết quả đạt được do việc áp dụng hình phạt chính đối với người bị kết án.

Điều 41 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 03 nội dung liên quan đến việc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định như sau:

Thứ nhất, cấm người bị kết án đảm nhiệm chức vụ nhất định. Mặc dù điều luật không chỉ rõ những chức vụ cụ thể nào bị cấm, nhưng có thể suy ra chức vụ bị cấm là chức vụ hoặc tương tự chức vụ mà người bị kết án đã đảm nhiệm khi phạm tội. Việc cấm người bị kết án đảm nhiệm chức vụ đó là nhằm loại bỏ khả năng người này tiếp tục lợi dụng chức vụ hoặc tiếp tục không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người có chức vụ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đây là hình phạt bổ sung, buộc người phạm tội không được giữ chức vụ, không được hành nghề hoặc làm công việc đó. Bởi việc người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc này có thể gây nguy hại cho xã hội.

Thứ hai, cấm người bị kết án không được hành nghề nhất định. Nghề nghiệp là công việc hàng ngày được đào tạo hoặc tự đào tạo, mang tính ổn định cao nhằm thu về lợi ích vật chất nhất định như: thợ mộc, thợ tiện, nghề khắc dấu, bác sĩ, giáo viên, luật sư, lập trình viên… Việc hiểu các nghề có thể bị cấm cũng tương tự như cách hiểu các chức vụ có thể bị cấm. Hình phạt này được quy định đối với các tội phạm có sự lợi dụng chức vụ, nghề nghiệp hay công việc nhất định kể cả các tội phạm do thiếu trách nhiệm khi thực hiện công vụ hoặc do vi phạm quy tắc nghề nghiệp. Một số tội phạm áp dụng hình phạt này như Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154); Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 158); Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237); Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238); Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239); Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người (Điều 240)...

Thứ ba, cấm người bị kết án làm những công việc nhất định. Công việc được nói trong điều luật này được hiểu là những việc làm có tính chất gần giống nghề nghiệp nhưng có tính thời vụ, không ổn định. Việc phân biệt rạch ròi giữa nghề và công việc nhất định là rất khó khăn, nhất là trong nền kinh tế thị trường sôi động như hiện nay có những việc đối với người này là một nghề nhưng đối với người khác lại là công việc. Việc hiểu các công việc có thể bị cấm cũng tương tự như cách hiểu các chức vụ, nghề có thể bị cấm…

Trong thời hạn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, người chấp hành án có nghĩa vụ: Báo cáo về chức vụ, nghề hoặc công việc bị cấm đảm nhiệm cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú; không được tiếp tục hoặc phải từ chối đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định đã bị cấm; không được ứng cử vào chức vụ đã bị cấm; có mặt khi cơ quan có thẩm quyền triệu tập liên quan đến việc chấp hành án của mình.

Tuy nhiên, họ vẫn được ứng cử, bổ nhiệm, đề bạt vào chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc không bị cấm. Hình phạt bổ sung này được áp dụng khi điều luật về tội bị kết án có quy định hình phạt này và chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn (bao gồm cả trường hợp được hưởng án treo).

Thực tiễn xét xử cho thấy, hình phạt bổ sung này thường được áp dụng kèm theo hình phạt tù có thời hạn hoặc trường hợp bị cáo bị kết án tù nhưng được hưởng án treo. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định là hình phạt có tính nghiêm khắc hơn so với cảnh cáo, phạt tiền.

Vì vậy, quy định hình phạt này bổ sung và hỗ trợ cho hình phạt cảnh cáo cũng như hình phạt tiền là không tương xứng. Theo đó, Điều 41 Bộ luật Hình sự nên quy định rõ hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng kèm theo hình phạt chính nào thì sẽ hợp lý hơn.

Về thời hạn, Điều 41 Bộ luật Hình sự quy định hình phạt này có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm, tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp hình phạt được áp dụng là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù trong trường hợp cho hưởng án treo.

Quy định này gián tiếp thể hiện hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt tù có thời hạn (bao gồm cả trường hợp cho hưởng án treo), hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt phạt tiền hoặc hình phạt cảnh cáo.

 

Điều 41. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Cấm đảm nhiệm chức vụ Cấm hành nghề Cấm làm công việc nhất định Nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ Nếu để người bị kết án hành nghề Nếu để người bị kết án làm công việc nhất định Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm Từ ngày chấp hành xong hình phạt tù Từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật Hình phạt chính là cảnh cáo Hình phạt chính là phạt tiền Hình phạt chính là cải tạo không giam giữ Người bị kết án được hưởng án treo án treo Điều 41 Bộ luật Hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699 Gây nguy hại cho xã hội