Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội cưỡng bức lao động là quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp, Bộ luật Lao động và các văn bản liên quan khác. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội cưỡng bức lao động quy định tại Điều 297 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cưỡng bức lao động
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020. Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; chính sách đối với người lao động; quản lý nhà nước trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về những quy định chung của Bộ luật Lao động năm 2019. Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động. Người sử dụng lao động. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.