Language:

kháng cáo

Vụ án AIC, những bị cáo xin xử vắng mặt và đang bị truy nã, có được thực hiện quyền kháng cáo?
Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định những chủ thể có quyền kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm gồm: Bị cáo, bị hại, người đại diện của bị cáo, bị hại; Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
Quy định về kháng cáo bản án sơ thẩm Hình sự, Dân sự và Hành chính
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, kháng cáo là quyền đề nghị Toà án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án hay quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của những người tham gia tố tụng theo quy định pháp luật tố tụng.
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 02/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2021.
Đơn kháng cáo
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, mẫu đơn kháng cáo được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm được quy định ra sao?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 355 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 có quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm. Theo đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền: Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; Sửa bản án sơ thẩm; Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án; Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Lưu ý: Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Tính chất của xét xử phúc thẩm và quyền kháng cáo, kháng nghị trong vụ án hình sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về tính chất của xét xử phúc thẩm và quyền kháng cáo, kháng nghị trong vụ án hình sự. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này. Người có quyền kháng cáo gồm: Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.