Language:
Có được rút đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án dân sự?
04/10/2024
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Theo quy định tại khoản 8 Điều 272 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có quy định về đơn kháng cáo. Theo đó, khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo. Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính như: Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo; Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo; Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo. Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 284 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có quy định về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Theo đó, trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.

Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Từ quy định trên có thể thấy, trong tố tụng dân sự người kháng cáo trong vụ án dân sự được rút đơn kháng cáo dù tòa đã thụ lý đơn kháng cáo, kể cả ngay tại phiên tòa xét xử vụ án phúc thẩm.

Việc kiểm tra đơn kháng cáo được quy định tại Điều 274 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Theo đó, sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 272 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng. Trường hợp đơn kháng cáo chưa đúng quy định tại Điều 272 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo. Tòa án trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp: Người kháng cáo không có quyền kháng cáo; Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 3 Điều 274 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 276 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Phạm vi xét xử phúc thẩm và thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm:

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Những phần được coi là có liên quan đến việc xem xét kháng cáo, kháng nghị là trường hợp việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với phần này của bản án, quyết định sơ thẩm đòi hỏi phải xem xét, giải quyết đồng thời với phần khác có liên quan của bản án, quyết định sơ thẩm, mặc dù phần này không bị kháng cáo, kháng nghị.

Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền: Giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án; đình chỉ xét xử phúc thẩm. Đối với trường hợp sửa bản án sơ thẩm, hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm, hội đồng xét xử sẽ căn cứ Điều 309, Điều 310 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 khi áp dụng. Theo Điều 309 Bộ luật Tố tụng Dân sự, hội đồng xét xử phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp như: (1) Việc thu thập chứng cứ và chứng minh đã được thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VII Bộ luật Tố tụng Dân sự; (2) Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Rút đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm Rút kháng cáo tại tòa dân sự phúc thẩm Rút kháng cáo án dân sự Rút kháng cáo Kháng cáo vụ án dân sự kháng cáo Đơn kháng cáo dân sự đơn kháng cáo Kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm Bản án dân sự sơ thẩm bị kháng cáo Kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm Bản án dân sự sơ thẩm Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án Thay đổi nội dung sáng cáo Bổ sung kháng cáo Rút kháng nghị Tòa án cấp phúc thẩm Người kháng cáo trong vụ án dân Phạm vi xét xử phúc thẩm Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm Cần tìm luật sư Công ty luật Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Nhanchinh.vn Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Trợ giúp pháp lý Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi Văn phòng Luật sư Nhân Chính Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Luật Nhân Chính Luật sư Nhân Chính Lawyer luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư nổi tiếng Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Luật sư Quảng Ninh Luật sư Vĩnh Phúc Luật sư Bắc Ninh Luật sư Hải Dương Luật sư Hải Phòng Luật sư Hưng Yên Luật sư Thái Bình Luật sư Hà Nam Luật sư Nam Định Luật sư Ninh Bình Luật sư Cao Bằng Luật sư Bắc Kạn Luật sư Lạng Sơn Luật sư Tuyên Quang Luật sư Thái Nguyên Luật sư Phú Thọ Luật sư Bắc Giang Luật sư Lào Cai Luật sư Yên Bái Luật sư Sơn La Luật sư Hòa Bình Luật sư Thanh Hóa Luật sư Nghệ An Luật sư Hà Tĩnh Luật sư Quảng Bình Luật sư Quảng Trị Luật sư Đà Nẵng Luật sư Sài Gòn Luật sư Hồ Chí Minh 0983951338 0936683699