Language:

Đăng ký hộ tịch

Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật (Điều 336)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch. Như vậy, khách thể của tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật là chính sách quản lý nhà nước về hộ tịch. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật quy định tại Điều 336 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Người cha muốn đăng ký lại khai sinh nhưng không thể trực tiếp đến UBND để đăng ký lại khai sinh được, có thể ủy quyền lại cho con trai đi đăng ký lại khai sinh cho cha mình được không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định: “Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh chị em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người được ủy quyền”
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, về chứng cứ chứng minh cha mẹ con theo điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP đã khá cụ thể, nhằm giúp cho các cơ quan đăng ký hộ tịch áp dụng thống nhất, đảm bảo quyền lợi của trẻ em cũng như cha mẹ. Tuy nhiên đối với những trường hợp không có điều kiện để có được những chứng cứ theo pháp luật quy định để chứng minh cha, mẹ, con thì để đảm bảo quyền lợi của các bên, nhất là quyền khai sinh của trẻ em, đề nghị địa phương vận dụng quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP cho phép cha mẹ của trẻ em nộp văn bản cam đoan về việc trẻ em đó là con chung của hai người, đồng thời phải có người thân thích của cha mẹ đứng ra làm chứng. Công chức tư pháp - hộ tịch phải trực tiếp kiểm tra, xác minh bảo đảm việc nhận cha, mẹ, con là đúng thực tế, tránh trường hợp lợi dụng việc nhận cha, mẹ, con để trục lợi.
Luật Hộ tịch quy định thẩm quyền UBND huyện là thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do UBND cấp xã cấp trái quy định của Luật hộ tịch
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại điểm b, khoản 13 Điều 5 về Nhiệm vụ và quyền hạn Phòng Tư pháp, Thông tư quy định: Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật);
Luật Hộ tịch cần cho phép cấp lại bản chính giấy khai sinh sau khi việc nhận nuôi con nuôi đảm bảo theo các quy định
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 29 Luật Hộ tịch thì sau khi người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai (theo mẫu quy định) và các giấy tờ liên quan đến việc bổ sung hộ tịch, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào Sổ hộ tịch, trường hợp bổ sung vào Giấy khai sinh thì ghi bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung. Đối với trường hợp trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh đã ghi phần cha, mẹ ruột, nay cha, mẹ nuôi có yêu cầu, đề nghị địa phương ghi chú phần cha, mẹ nuôi vào Sổ hộ tịch và mặt sau bản chính Giấy khai sinh. Không được thu hồi giấy khai sinh và đăng ký lại theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP.