Language:

Giao dịch thế chấp tài sản

Hiệu lực của thế chấp tài sản (Điều 319)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 319 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hiệu lực của thế chấp tài sản. Theo đó, hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp (Điều 322)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 322 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ của bên nhận thế chấp. Theo đó, bên nhận thế chấp có nghĩa vụ trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp. Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.
Quyền của bên nhận thế chấp (Điều 323)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 323 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của bên nhận thế chấp. Theo đó, bên nhận thế chấp tài sản có các quyền xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp; yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp; yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.