Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Thế chấp tài sản được hiểu là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Tại Điều 322 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ của bên nhận thế chấp. Theo đó, bên nhận thế chấp có nghĩa vụ trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp. Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định tài sản thế chấp vẫn do bên thế chấp giữ và họ có quyền khai thác, sử dụng tài sản đó nhưng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình thì ngoài việc kiểm tra tính pháp lý của tài sản, bên nhận thế chấp có kiểm tra trực tiếp tài sản đó. Theo đó, nếu việc sử dụng tài sản thế chấp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp. Ngoài ra, bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp tài sản có nguy cơ bị mất hoặc giảm sút giá trị. Xử lý tài sản thế chấp khi nghĩa vụ chính bị vi phạm. Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản thế chấp được xử lý để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy trong trường hợp nghĩa vụ bị vi phạm, bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý.
Nghĩa vụ của bên thế chấp là, giao giấy tờ có liên quan đến tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp nếu các bên có thỏa thuận. Bên nhận thế chấp có thẻ thỏa thuận với bên thế chấp về việc nắm giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp như giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên mang nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm. Chính quyền được giữ giấy tờ có liên quan đến tài sản, đã làm phát sinh nghĩa vụ phải trả lại giấy tờ đó khi chấm dứt thế chấp. Việc nắm giữ giấy tờ của tài sản thế chấp nhằm mục đích hạn chế rủi ro khi bên thế chấp tự ý bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, đó là điều kiện ràng buộc bên thế chấp với nghĩa vụ phải thực hiện. Khi biện pháp thế chấp chấm dứt, tức nghĩa vụ đã được thực hiện, thì bên nhận thế chấp phải trả lại các giấy tờ liên quan cho bên thế chấp. Trường hợp bên nhận thế chấp không trả lại giấy tờ theo quy định, thì bên thế chấp có quyền kiện đòi tài sản.
Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng nghĩa vụ, thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản để thay thế cho nghĩa vụ chưa được thực hiện. Theo đó, việc xử lý tài sản thế chấp liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, ảnh hưởng đến không chỉ bên thế chấp có tài sản bị xử lý mà còn ảnh hưởng hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba mua lại tài sản. Do đó, thủ tục xử lý tài sản phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc xử lý tài sản của bên nhận thế chấp chỉ được xem là hợp pháp khi thực hiện theo đúng quy định của pháp luật như các trường hợp được xử lý tài sản, thực hiện thông báo về việc xử lý tài sản, phương thức xử lý tài sản, định giá tài sản… Quy định này nhằm buộc trách nhiệm của bên nhận bảo đảm, phải tôn trọng quyền lợi của bên bảo đảm và các chủ thể liên quan.
Điều 322. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp
1. Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
2. Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338