Language:

Giáo dục tại xã phường thị trấn

Điều kiện áp dụng (Điều 92)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khiển trách, hòa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn là các biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự và được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích quy định về "Điều kiện án dụng" các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi quy định tại Điều 92 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Biện pháp xử lý chuyển hướng trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 27 dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên thì các biện pháp xử lý chuyển hướng gồm: Khiển trách; Hạn chế khung giờ sinh hoạt, đi lại; Xin lỗi người bị hại; Bồi thường thiệt hại; Tham gia chương trình học tập, dạy nghề; Tham gia điều trị, tư vấn tâm lý bắt buộc; Lao động công ích; Cấm tiếp xúc; Cấm đến một địa điểm nhất định; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng với người chưa thành niên phạm tội?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng với người chưa thành niên phạm tội? Theo khoản 8 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024 quy định “Biện pháp xử lý chuyển hướng” là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 và khoản 12 Điều 36 của Luật Tư pháp người chưa thành niên. Tại Điều 34 Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định mục đích xử lý chuyển hướng nhằm: Xử lý kịp thời và hiệu quả đối với người chưa thành niên; Giúp người chưa thành niên thay đổi nhận thức, nhận biết, sửa chữa sai lầm đã gây ra, tự rèn luyện khắc phục, ngăn ngừa nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội và giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội; Đẩy mạnh việc hòa giải giữa người chưa thành niên và bị hại bị ảnh hưởng bởi hành vi phạm tội của người chưa thành niên; Nâng cao trách nhiệm của gia đình và cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động xử lý chuyển hướng; Hạn chế tác động tiêu cực của thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên; Ngăn ngừa người chưa thành niên phạm tội mới, tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
Các biện pháp xử lý chuyển hướng áp dụng với người chưa thành niên phạm tội
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích các biện pháp xử lý chuyển hướng áp dụng với người chưa thành niên phạm tội. Theo khoản 8 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024 quy định “Biện pháp xử lý chuyển hướng” là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 và khoản 12 Điều 36 của Luật Tư pháp người chưa thành niên. Cụ thể các biện pháp xử lý chuyển hướng áp dụng với người chưa thành niên phạm tội như sau.
Áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng với người chưa thành niên phạm tội ra sao?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, giải đáp về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng với người chưa thành niên phạm tội ra sao? Theo khoản 8 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024 quy định “Biện pháp xử lý chuyển hướng” là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 và khoản 12 Điều 36 của Luật Tư pháp người chưa thành niên.