Language:

văn phòng đại diện

Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân (Điều 84)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân. Theo đó, chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
Điều lệ của pháp nhân (Điều 77)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 77 Bộ luật Dân sự quy định về điều lệ của pháp nhân. Theo đó, pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây: Tên gọi của pháp nhân; Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân; Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện; Vốn điều lệ; Đại diện theo pháp luật của pháp nhân; Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác; Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên; Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên; Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ; Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.