Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, thì hình phạt cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Cấm cư trú" tại Điều 42 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật cư trú
Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích, Luật Cư trú hiện hành không còn ghi nhận về cụm từ “tách sổ hộ khẩu” hay “tách hộ khẩu” mà thay bằng cụm từ “tách hộ” vì hiện nay cơ quan quản lý cư trú không còn cấp sổ hộ khẩu mà cập nhật các thông tin về cư trú nói chung và thường trú nói riêng trên Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Cư trú năm 2020 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2020. Luật này quy định về việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; việc đăng ký, quản lý cư trú; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 21, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú (trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú), thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 42 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nơi cư trú của người được giám hộ. Theo đó, nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 41 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nơi cư trú của người chưa thành niên. Theo đó, nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nơi cư trú của cá nhân. Theo đó, nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú. Nghị định này quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú về: Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển; Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú; Các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân; Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú; Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký tạm trú; Xây dựng, quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu về cư trú, thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu từ Cơ sở dữ liệu về cư trú cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.