Language:

tranh chấp thừa kế

Mời luật sư tham gia giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Tranh chấp di sản thừa kế là loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay, đặc thù của loại tranh chấp này là những người tham gia vụ án đều là những người thân thích trong gia đình. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp phải đảm bảo hài hòa cả về lợi ích lẫn tình cảm, để các bên đương sự tham gia vụ án đều bảo vệ được tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

Dịch vụ lập di chúc

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Chia thừa kế theo pháp luật cần lưu ý những gì?

Theo quy định Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Trình tự, thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khi có xảy ra tranh chấp về di sản thừa kế thì cá nhân, tổ chức có thể yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp thừa kế theo trình tự của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án khởi kiện chia di sản thừa kế phải bảo đảm điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Thủ tục công chứng di chúc

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục công chứng di chúc. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất được quy định tại khoản 1, Điều 27 Luật Đất đai năm 2024. Tại điểm c khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai năm 2024 cũng quy định văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự. Kể cả đối với quyền sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì người sử dụng đất vẫn có thể để lại quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. Cụ thể tại Nghị quyết Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì xác định quyền sử dụng đất là di sản.